Thơ: Trường Đinh
Phổ nhạc: Nguyễn Hải
Trình bày: Hà Lan Phương
Thơ là đóa hoa nở màu trong tim nhớ. Nhạc là cánh gió đưa hương hoa
vào hồn những vương vấn hoài mong. Trên vườn hoa thơ nhạc, có bóng
chữ du dương với cảm điệu hòa giao, có tiếng hát thương nhẹ vang làn
gió mộng, chìm vào tâm tư lắng đọng, để mãi còn đây dư âm về trên
từng phím nhạc lòng mênh mông.
Biển nhạc trên hoa thơ
Dìu nhau về chung lối
Trên cung đàn ước mơ
Lời yêu theo sóng gọi
Vỗ tìm bờ ngẩn ngơ...
Trường Đinh
Pages
Giới thiệu Tú Anh Store - Mỹ Phẩm Hàn Quốc
Những Trang Nhạc Thân Thương
Những Trang Thơ, Nhạc Liên Kết
cảm ơn anh Hải, du dương nhè nhẹ đẹp. cảm ơn chị Lan Phương, tiếng hát rất là thương: "giấc mơ Ê-đê xin giữ vào lòng"... những chiều sức khỏe vui, anh chị Hải Phương mến. khi dịp rảnh, nhớ post nhạc bản nha anh Hải.
ReplyDelete+ Người Ê-đê: Một trong 54 dân tộc đang sinh sống trên đất nước Việt Nam, có tên tự là Anăk Ê-đê, hay Rha-đê. Người Ê-đê cư trú nhiều ở các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Phú Yên và Khánh Hòa, có dân số trên khoảng 300 ngàn người. Nghề chính của dân tộc Ê-đê là làm rẫy và chăn nuôi gia súc. Gia đình người Ê-đê theo chế độ mẫu hệ, chủ gia đình là phụ nữ và con cái trong gia đình đều mang họ mẹ. Người đàn ông khi lập gia đình thì phải ở nhà vợ. Theo phong tục Ê-đê, người con trai không được thừa kế gia sản. Riêng người con gái út trong gia đình thì thừa kế nhà tự để thờ phụng ông bà và nuôi dưỡng mẹ cha già.
ReplyDelete+ Giấc Mơ Ê-đê: Đây là giấc mơ của chàng trai trẻ Đam San từ một thuở xa xưa ấy, đã chống lại luật tục mẫu hệ ngàn đời của người dân Ê-đê, với ước mơ vĩ đại là cố bắt cho được vị Nữ Thần Mặt Trời về làm vợ.
+ Chim Grứ: Là giống chim đại bàng bay cao nhất trong các loài chim. Vũ điệu chim Grứ là điệu múa truyền thống của dân tộc Ê-đê trong các buổi lễ hội địa phương. Các động tác múa chim được mô phỏng theo cánh chim đại bàng đang bay lượn giữa trời cao, với đội hình số lẻ 3, 5, 7 hoặc 9 người. Theo quan niệm tâm linh của người dân Ê-đê, linh hồn người chết sẽ tái hiện trở về với hình ảnh con chim Grứ. Và sau 7 lần biến dạng hình, linh hồn sẽ đầu thai trở lại làm người trên cõi thế gian.
+ Sáo Trúc Đinh Năm: Còn gọi là Đing Năm (Theo tiếng Ê-đê, Đing có nghĩa là ống sáo trúc, Năm có nghĩa là số 6). Đing Năm gồm có 6 ống nứa 2 bè dài ngắn khác nhau, cắm vào một trái bầu khô. Trên mỗi lưng nứa có khoét một lỗ nhỏ để tạo thành nốt nhạc. Ngoài loại Đing Năm 6 lỗ, còn có các loại sáo trúc khác như Đing Tak Tar (một ống nứa 3 lỗ) và Đing Buốt Klia (một ống nứa 4 lỗ).
+ Tây Nguyên: Còn gọi là Cao Nguyên Trung Phần, nằm gần đường Xích Đạo và cách xa bờ biển, bao gồm những vùng Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Tây Nguyên thích hợp với các loại cây công nghiệp như Cà phê, Ca cao, Hồ tiêu, Dâu tằm, Cây điều và Cao su, đang được phát triển mạnh tại đây.
+ Cồng Chiêng: Đây là bộ nhạc khí phổ biến của đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam, được làm bằng đồng. Khi biển diễn, Cồng Chiêng được đánh gõ với cây dùi gỗ bọc vải. Cồng, còn gọi là Knah, cở nhỏ, gồm có 6 chiếc không có núm ở giữa. Chiêng, còn gọi là Ching, lớn hơn Cồng, với nhiều kích thước to nhỏ khác nhau, gồm có 3 chiếc có núm.
+ Nhà Dài: Ngôi nhà dài của dân tộc Ê-đê là nhà sống chung của dòng họ, được làm bằng tre nứa, gỗ và cỏ tranh. Phía trước nhà dài có 2 cây cầu thang được chạm khắc bằng tay. Cây cầu đực khắc hình con rùa và mặt trời (hoặc ngôi sao 8 cánh), biểu trưng cho tính dương, dùng cho người đàn ông trong gia đình. Cây cầu cái có khắc hình 2 bầu vú và mặt trăng khuyết, biểu trưng cho tính âm, dành cho người phụ nữ và khách viếng thăm. Trên mỗi cầu thang có 5 hoặc 7 bậc, là những con số may mắn thể hiện sự sanh sôi nảy nở và tài lộc sung túc. Người đàn ông trong gia đình bị cấm lên nhà dài bằng cầu thang cái, nếu trái luật sẽ bị phạt tiền và heo gà. Trong những ngày lễ lớn, nếu có vị khách quý khi được mời lên nhà dài bằng cây cầu cái, vị khách ấy phải thể hiện sự tôn trọng người phụ nữ gia đình và văn hóa mẫu hệ Ê-đê bằng cách sờ vào 2 bầu vú trên cầu thang để bước lên nhà dài.
Nếu không có lời giải thích của nhà thơ Trường Đinh, HL sẽ không biết mẹ già Ê-Đê là gì, cảm ơn Trường Đình nhiều (TĐ như một học giả vậy)
ReplyDeletecảm ơn chị Hoàng Lan. sức khỏe đẹp, chị mến...
DeleteCảm ơn Trường Đinh với diễn giải thật công phu và đầy đủ. Không có lời giải thích Anh cũng mù tịt về mẹ Ê-đê
ReplyDeletecảm ơn anh Hải. nhạc bản Ê-đê đẹp. chiều vui sức khỏe, anh và chị mến...
DeleteNhớ lại thơi xa xưa, đồng bào Thượng thật hiền hoà chất phác. Những cô gái Thượng tắm suối khi có người đến, họ nghiêng người xong co một chân lên che và nhẩy cò cò đi chỗ khác trông thật dễ thương. Cảm ơn mẹ già Ê-dê nhắc nhớ lại nhiều kỷ niệm
ReplyDeletecảm ơn anh Bền. những tháng ngày vui. chiều sức khỏe, anh mến...
Delete