Tuesday, March 31, 2020

Nỗi hận Corona Vũ Hán

Sáng tác: Nguyễn Hải
Trình bày: Hà Lan Phương
Thực hiện clip: Nguyễn Hải



Translated into English by Trường Đinh

HATRED OF WUHAN CORONA


Experiencing the pain of human beings
Sadly, witnessing thousands of lives lost each day
Because of the Chinese virus from Wuhan
Spreading around the world

The world we live is now full of grief and lamentation
The world we live is now full of pain and sorrow
The Gods seem not having eyes
As ignoring the mourning of mankind

Oh, why do people act like an evil?
Oh, why does the China's government have no hearts?
When spreading the Wuhan coronavirus
Over the five continents of the world

When the time comes, the world will prove this with evidence
The wicked China's government
Kills mankind with the virus
The deadly Chinese coronavirus

We're praying for a saviour to come and save the world
Bringing back peaceful time for our planet
Sharing smiles and happiness with our world
And overthrowing the communist regime in China

Friday, March 27, 2020

Nỗi hận Corona Vũ Hán

Nhìn lại xem, nỗi đau loài người
Ngậm ngùi thay, máu xương ngập đầy
Loài vi trùng Corona Vũ Hán
Từ bên Tầu tràn ngập thế gian

Rồi tai ương oán than đầy trời

Rồi than van dấy lên hàng ngày
Trời cao kia như không có mắt
Dửng dưng nhìn nhân loại lầm than

Ôi, loài người vì đâu gian ác

Ôi giặc Tầu, chẳng có lương tâm
Đã gieo rắc vi trùng Vũ Hán
Co-Ro-Na tràn khắp năm châu

Rồi thời gian chứng minh việc này

Giặc Tầu kia ác ôn tày trời
Diệt nhân lọai bằng con Virus
Co-Ro-Na tàn ác dã man

Hằng mong sao cứu nhân độ trì

Ngày xanh tươi sẽ mau trở về
Mang nụ cười niềm vui khắp chốn
Triệt giặc Tầu khỏi cõi thế gian

Nguyễn Hải

Tuesday, March 24, 2020

Nỗi buồn tím

Các bạn thân thương! Những ngày buồn, tự giam mình ở nhà để tránh virus Tầu cộng, không biết làm gì, HLP và Nguyễn Hải đã phối hợp làm bài Nỗi buồn tím
Thơ: Nguyễn Hải
Phổ nhạc: Hà Lan Phương
Hòa âm: Nguyễn Hải
Trình bày: Hà Lan Phương
Mời cả nhà nghe cho đỡ buồn


Monday, March 23, 2020

Áo Tím Huế

Thơ: Trường Đinh
Phổ nhạc: Nguyễn Hải
Trình bày: Hà Lan Phương




Áo Tím Huế

Thướt tha yêu những niềm thương vào mộng
Hạt mưa buồn theo tà áo em bay
Màu tím Huế đã đưa anh vào nhớ
Em dịu hiền trên ánh mắt mơ say

Anh ao ước được làm màu tím ấy
Điểm trang em cho đẹp với mây trời
Dưới bờ vai, áo có chờ gió tới
Để mơ màng được nhìn áo trên thơ

Ai cảm thương cho niềm mơ ước nhỏ
Giấc mộng dài trên sông nước Tràng Tiền
Anh nhớ mãi nồng nàn khi trăng ngỏ
Soi bóng em dưới áo tím đợi chờ

Chiều nay nhé, anh về tương tư nhớ
Áo em bay đã tím ngát đường về
Em có thương bóng ai ngồi mơ mộng
Màu tím yêu còn vương vấn câu thề

Hoa Ngự Bình chờ ai về nhắn gửi
Đón Mười Thương dưới tay áo mặn nồng
Xứ Huế mơ có bao mùa thu gió
Lả lơi bay cho áo tím bềnh bồng

Anh yêu mãi tình em trên áo tím
Nón bài thơ, trao hạt nhớ ngày mai
Huế yêu thương, với làn hương dấu ái
Nắng quê nhà và áo tím em bay

Trường Đinh
UK, sương mù già 2020



Friday, March 20, 2020

Wednesday, March 18, 2020

Nữ danh ca Thái Thanh qua đời, hưởng thọ 86 tuổi. (Trích đăng)

Gia đình của nhạc sĩ Phạm Duy đã thông báo danh ca Thái Thanh, người được mệnh danh là Tiếng hát vượt thời gian, đã qua đời tại Mỹ vào lúc 11 giờ 20 ngày 17-3 (giờ địa phương). Hưởng thọ 86 tuổi.
--------------------------------------------------------------------------------
Also ref link:
https://www.nguoi-viet.com/…/tieng-hat-vuot-thoi-gian-danh…/
--------------------------------------
Xin Thành Kính Chia Buồn cùng Tang Quyến.
Ban quản trị Vườn Thơ Nhạc và toàn thể thành viên & Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian: Trần Mạnh Chi, Pham Hồng Thái, Nguyên Hồng, Bùi Quỳnh Giao, Lâm Dung, Quốc Sĩ, Duy Nhật, Vương Trang, Ngọc Quỳnh, Minh Châu, Paul Phú, Mai Hương, Thanh Thanh, Henry, John Tạ, Ngọc Cường, Ngô Thiện Đức, Ngọc Tú, Thanh Châu, Kim Nga, Tâm Bùi, ThụyVy, Minh Coeur, Mộng Thủy, Bích Trâm, Bích Ty, Mindy Lưu, Kim Lý, Lý Tòng Tôn, Thanh Thanh, Lưu Anh Tuấn, Yên Sơn, Thụy Lan, Hồng Anh, Khánh Lan, Hồng Tước, Mạnh Bổng, Trọng Nghĩa, Phạm Đăng Khải, Thanh Mỹ, Hoàng Vinh, Quyên Di, Trần Huy Bích, Dương Viết Điền, Đặng Quý Mão, Nhật Uyên, Gina Nga, Katherine Lê, Nguyễn Quang, Lệ Hoa, và Trần Việt Hải,
Thân hữu văn nghệ sĩ: Lam Phương, Cung Trầm Tưởng, Trần Quang Hải, Bạch Yến, Thái Tú Hạp, Ái Cầm, Kiều Chinh, Thanh Thúy, Thanh Châu, Thanh Tuyền, Cao Mỵ Nhân, Hồng Vũ Lan Nhi, Kim Tước, Thanh Tước, Bích Huyền, Cát Ngọc, Trần Phong Vũ Ngọc Vân, Bồ Đại Kỳ, Nguyễn Bá Thảo, Vũ Đức Âu Vĩnh Hiền, Vương Trùng Dương, Nguyễn Ngọc Chấn, Nguyễn Thanh Huy, Thanh Thương Hoàng, Vũ Hoài Mỹ, Trần Trung Đạo, Trường Sa, Hoàng Sa, Mỹ Chương, Lê Văn Khoa, Ngọc Hà, Khiếu Long, Nhược Thu, Thúy Anh, Nguyên Vũ, Vũ Hương Thơ, Tha Nhân, Ông Như Ngọc, Trần Quốc Bảo, Lê Đình Hải, Phạm Quốc Bảo, Phạm Kim, Võ Ý, Nguyễn Xuân Vinh, Phiến Đan, Nguyễn Văn Liêm, Phạm Gia Đại, Phạm Gia Cổn, Kiều Hạnh, Cát Biển, Lê Thị Hoài Niệm, Diễm Chi, Trần Quảng Nam, Trịnh Nam Sơn, Võ Tá Hân, Kim Châu, Kiều Mỹ Duyên, Ngọc Hoài Phương, Vũ Uyên Giang, Phan Bá Thụy Dương, Hà Nguyên Du, Đỗ Bình Paris, Phương Oanh Paris, Hà Phương Hoài, Hà Huyền Chi, Vũ Xuân Hùng, Huỳnh Kỳ Phát, Trung Nghĩa, Túy Vân MS, Nguyễn Thiện Lý, Vân Khanh SJ, Mỹ Trâm, Nguyễn Đăng Dũng, Michelle Mỹ Thanh NY, Phạm Ngọc Mai và Bích Phương Hạ Đỏ.
Đồng Thành Kính Phân Ưu.
--------------------------------------------------------------------------
Thái Thanh - Những Tình Khúc Hay Nhất Thập Niên 90 Của Tiếng Hát Vượt Thời Gian Thái Thanh:
https://www.youtube.com/watch?v=CJBIroCwfzA
--------------------------------------------------------------------------------
THÁI THANH : Tiếng Hát Tuyệt Vời (Việt Hải Los Angeles)
Sáng thứ bảy một hôm khi thức dậy tôi nghe chuông điện reo, bên đầu giây bên kia là chị nhà thơ Vũ Hoài Mỹ (VHM) hớn hở khoe với tôi là tối hôm qua chị nghe nhạc, trong một CD có bài hát “Nửa Hồn Thương Đau”, nhạc của Phạm Đình Chương và do ca sĩ Thái Thanh (TT) hát, chị cảm thấy rất “phê”. Chị VHM lập đi lập lại câu nói: “Giọng Thái Thanh tuyệt vời, Thái Thanh thật tuyệt vời!”. Đoạn chị đọc tôi nghe bài thơ chị vừa làm khi cảm xúc nẩy ra khi nhớ về một nữ hoàng của nền ca nhạc Việt Nam. Tôi biết nàng thơ VHM, chị có biệt tài làm thơ rất nhanh và nhuyễn. Ngày hôm nay chị là người góp ý niệm khi đọc cho tôi nghe bài thơ mới cảm tác của chị về cô Thái Thanh qua đề tựa của bài thơ là:
“Thái Thanh: Tiếng Hát Tuyệt Vời”:
” Thái bình, mà tiếng ngậm ngùi.
Thanh âm xưa ấm lòng người ngàn phương
Tiếng êm mượt ướp trầm hương
Hát ru day dứt “nửa hồn thương đau”
Tuyệt tình, không vướng lụy “Sao”
Vời trông đất Mẹ dạt dào tự do. “
Chị VHM giải thích là sau năm 75, TT chán nản không trở lại nghiệp ca hát, không chạy theo luồng gió mới của buổi giao mùa. Câu thứ 5 chị ám chỉ sự kiện dứt khoát lập trường với chế độ mới trong buổi giao thời đầy “trăng sao”, tức thời buổi đầy nghi kỵ của chế độ cờ đỏ “sao” vàng.
Tôi cảm nhận sự kiện “phê, phê” lại đến với tôi, tôi bắt ý khi đọc bài thơ của chị xong, tôi quyết định viết lên những cảm nghĩ riêng của mình bằng lời lẽ thay vì bằng những vần thơ như chị. Bài viết này mang cùng tên với bài thơ của chị vì đây là sự kiện thật sự, một true fact theo ý nghĩ của tôi. Trước đây có vài thân hữu khuyến khích tôi viết ghi nhận các ca nhạc sĩ có những đóng góp cho lãnh vực âm nhạc, tôi ngần ngại vì khi không đủ dữ kiện thì viết không trung thực được. Riêng về ca sĩ TT tôi rất muốn viết từ lâu rồi. Vì những ai sống tại miền nam Việt Nam trước năm 75 ít nhiều cũng biết TT và những nhạc phẩm mà cô hát. Rất nhiều người như các bạn tôi đều thú nhận trong đời họ, họ có những kỷ niệm riêng tư với tiếng hát TT. Và tôi cũng như họ. Tôi vội ghi bài thơ của VHM lên trang bià một tờ báo với hàng chữ hý hoáy, và liền leo vào “người tình hi-tech”, một đặc ngữ mà nhà tôi ám chỉ cái computer của tôi, tôi quý nó vì nó gắn liền với cái nội tâm tri giác của tôi.
Tôi nhớ một chương trình trên đài truyền hình số 9 về quê hương của những năm trước mùa di tản năm 75, giọng hát TT được dùng làm nhạc đệm mở đầu chương trình khi chạy bài hát bài “Tình Ca” của nhạc sĩ Phạm Duy:
“Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi
Mẹ hiền ru những câu xa vời
À à ơi! Tiếng ru muôn đời
Tiếng nước tôi! Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui
Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi
Tiếng nước tôi! Tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi
Thoắt nghìn năm thành tiếng lòng tôi, nước ơi…”
Rồi đậm đà hơn về tình ca quê hương, giang sơn gấm vóc cho con tim tôi thêm rung động qua giọng ca mà làn hơi ngân dài của tiếng hát vượt dòng thời gian này xuôi theo khắp nẽo đường đất nước, theo nhiều biến cố, vận nước nổi trôi để chúng ta còn nhớ mãi:
“Tôi yêu đất nước tôi, nằm phơi phới bên bờ biển xanh
Ruộng đồng vun sóng ra Thái Bình
Nhìn trùng dương hát câu no lành
Đất nước tôi ! Dẫy Trường Sơn ẩn bóng hoàng hôn
Đất miền Tây chờ sức người vươn, đất ơi
Đất nước tôi ! Núi rừng cao miền Bắc lửa thiêng
Lúa miền Nam chờ gió mùa lên, lúa ơi
Tôi yêu những sông trường
Biết ái tình ở dòng sông Hương
Sống no đầy là nhờ Cửu Long
Máu sông Hồng đỏ vì chờ mong
Người yêu thế giới mịt mùng
Cùng tôi ôm ấp ruộng đồng Việt Nam
Làm sao chắp cánh chim ngàn
Nhìn Trung Nam Bắc kết hàng mến nhau…”
Giọng ca TT thanh thoát, xao xuyến tâm tư người nghe về đất nước, quê hương mến yêu. Kỷ niệm cũ đó vẫn mãi mãi ngự trị trong tâm hồn tôi khi tiếng ca mang những tình tự rất quê hương đưa người dân Việt phiêu du tâm hồn qua ba miền đất nước. Hoà lẩn bài “Tình Ca” này trong hồn tôi là bài “Tình Hoài Hương”, nhạc cũng do Phạm Duy:
“Quê hương tôi, có con sông dài xinh xắn
Nước tuôn trên đồng vuông vắn
Lúa thơm cho đủ hai mùa
Dân trong làng trời về khuya vẳng tiếng lúa đê mê.
Quê hương tôi có con sông đào ngây ngất
Lúc tan chợ chiều xa tắp
Bóng nâu trên đường bước dồn
Lửa bếp nồng, vòm tre non, làn khói ấm hương thôn!
Ai về, về có nhớ, nhớ cô mình chăng?
Tôi về, về tôi nhớ hàm răng cô mình cười!
Ai về mua lấy miệng cười
Để riêng tôi mua lại mảnh đời, thơ ngây thơ…!
Mấy anh em họ Phạm thành lập một ban hợp ca lấy tên là ban THĂNG LONG (tên này đã được dùng làm bảng hiệu cho quán phở gia đình ở Chợ Đại, Chợ Neo trước đây). Rồi cũng trong tâm trạng lưu luyến dĩ vãng rất gần, Phạm Đình Viêm lấy tên là Hoài Trung (nhớ Khu 4 chăng ?), Phạm Đình Chương lấy tên là Hoài Bắc (1). Cô em út trong gia đình, Băng Thanh đổi tên là Thái Thanh để đi đôi với tên chị Thái Hằng.
Một bản nhạc hay là điều cần thiết để thành công cho người nhạc sĩ. Tuy nhiên, cái yếu tố khác không kém phần quan trọng là người ca sĩ chuyển đạt bài hát đó có khả năng thuyết phục sự rung cảm đến người nghe bản nhạc đó hay không. TT hát với sự khéo léo vận dụng âm thanh theo tiết tấu của bài hát và diễn tả lời bài hát trong một kỹ thuật giao thoa đồng điệu của năng khiếu thiên bẩm. Tôi nhớ lại khi xem hoặc nghe TT diễn tả một cách thật truyền cảm và thật điêu luyện những nhạc phẩm mà TT đã trình bày như: Kỷ Vật Cho Em, Mùa Thu Chết, Nghìn Trùng Xa Cách, Trả Lại Em Yêu, Bà Mẹ Gio Linh hay Bên Cầu Biên Giới, Ngàn Thu Áo Tím,… Tôi cho là vô cùng tuyệt vời:
“Em hỏi anh, em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời, xin trả lời mai mốt anh về.
Anh trở lại có thể bằng chiến thắng Pleime,
Hay Đức Cơ, Đồng Xoài, Bình Giã,
Anh trở về anh trở về hàng cây nghiêng ngả
Anh trở về, có khi là hòm gỗ cài hoa,
Anh trở về trên chiếc băng ca
Trên trực thăng sơn màu tang trắng.
Em hỏi anh, em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời xin trả lời mai mốt anh về.
Anh trở về chiều hoang trốn nắng
Poncho buồn liệm kín hồn anh
Anh trở về bờ tóc em xanh
Chít khăn sô lên đầu vội vã… Em ơi!
Em hỏi anh. Em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời, xin trả lời mai mốt anh về
Anh trở lại với kỷ vật viên đạn đồng đen
Em sang sông cho làm kỷ niệm
Anh trở về anh trở về trên đôi nạng gỗ
Anh trở về, anh trở về bại tướng cụt chân.
Em một chiều dạo phố mùa Xuân,
Bên nguời yêu tật nguyền chai đá…”
Lời bài hát “Kỷ vật cho em” buồn thảm, thê lương, giọng ca cao vút như ai oán của TT khiến tôi rung cảm cho người chinh phụ trong bài hát đối diện với cái rủi ro oan nghiệt của chiến tranh cho hạnh phúc đời nàng. Lần đầu tiên tôi nghe giọng TT ca bài hát này nó đã in sâu cái cảm xúc xoáy vào nội tâm tôi hay một sự chấp nhận mặc nhiên tiên khởi trong hồn tôi cho tới nay. TT cho âm thanh bài hát ngân nga lên xuống theo cung điệu nhịp hát, khi cô phát âm ngôn từ “Em ơi!”, tôi nghe rỏ và thích khúc này, sự kiện cho ta chút bùi ngùi, chút tình tứ cảm thông. Đây là bài hát phải do TT ca và vì cái tần số thính giác đã quen thuộc trong tiềm thức như là một định kiến khuôn mẫu có sẵn trong tôi.
Tiếng hát của Thái Thanh với riêng tôi, tôi có những kỷ niệm thật êm đềm. Năm 1967-68, tôi thường đến nhà 2 cô bạn Mỹ Trâm và Mỹ Xuân trong hẻm lối vào kế bên hông đại học Vạn Hạnh, hai cô này học nhạc từ lò luyện tập ca hát của nhạc sĩ Nguyễn Đức, có nhiều lần tôi chứng kiến 2 cô đang tập dượt hát tại nhà, tôi ngồi xem khi hai cô nghe máy hát phát ra những bản nhạc của Phạm Duy do Thái Thanh hát, Mỹ Xuân hát giọng trầm, Mỹ Trâm có giọng hát cao trong trẻo, cao vút khi nàng bắt chước giọng TT. Tôi nghĩ có lẽ không thể nào sánh bằng, nhưng những hậu duệ vẫn lấy giọng ca TT làm chuẩn hay thước đo của sự tiến triển của giọng mình qua các bài như bài “Tiếng Đàn tôi”, nhịp điệu Tango:
“Đời lạnh lùng trôi theo giòng nước mắt,
Với bao tiếng tơ xót thương đời.
Vì cuộc tình đã chết một đêm nao.
Lúc trăng hãy còn thơ ấu!
Dù đời tàn trên cánh nhạc chơi vơi.
Thoáng nghe tiếng ai khóc ai cười.
Người đẹp về trong lúc mùa thu rơi.
Tiếng chuông tiễn đưa đến tôi.
Mênh mông lả lơi!
Đàn trầm xa lánh cõi đời.
Mênh mông lả lơi!
Lạnh lùng em đã rời tôi.
Khoan, khoan, hò ơi!
Người về xa tắp không lời.
Khoan, khoan, hò ơi!
Lệ sầu rụng xuống đàn tôi…”
Bài ca khác qua giọng hát TT được 2 cô tập dượt mà tôi còn nhớ là “Ngày đó chúng mình”, một bài tình ca với nét nhạc trữ tình, nhẹ nhàng, du dương, giọng ca TT bắt đầu:
“Ngày đó có em đi nhẹ vào đời
Và mang theo trăng sao – đến với lời thơ nuối
Ngày đó có anh mơ lại mộng ngời
Và se tơ kết tóc – giam em vào lòng thôi
Ngày đôi ta ca vui tiếng hát vói đường dài
Ngâm kẽ tiếng thơ, khơi mạch sầu lơi
Ngày đôi môi đôi môi đã quyết trói đời người
ôi những cánh tay đan vòng tình ái
Ngày đó có ta mơ được trọn đời
Tình vươn vai lên khơi – tới chín trời mây khói
Ngày đó có say duyên vượt biển ngoài
Trùng dương ơi! Giữ kín cho lâu đài tình đôi …”
Một bài hát khác của nhạc sĩ Phạm Duy là bài “Tiếng Sáo Thiên Thai”, một ca khúc chứa đựng nhiều lời thanh thoát ca tụng vẽ đẹp thiên nhiên, khi TT cất tiếng hát thì hồn tôi có cảm giác thật “thiên thai”, khúc nhạc mang âm thanh thư thái:
“Xuân tươi!
Êm êm ánh xuân nồng,
Nâng niu sáo bên rừng,
Dăm ba chú Kim đồng…
Tiếng sáo,
Nhẹ nhàng lướt cỏ nắng,
Nhạc lòng đưa hiu hắt,
Và buồn xa buồn vắng,
Mênh mông là buồn!
Tiên nga, buông lơi tóc bên nguồn,
Hiu hiu lũ cây tùng,
Ru ru tiếng trên cồn…
Mây ơi!
Ngập ngừng sau đèo vắng,
Nhìn mình cây nhuộm nắng,
Và chiều như chìm lắng,
Bóng chiều không đi…”
Rồi một bài hát mà giọng ca TT đã làm lòng tôi dâng lên nỗi buồn man mác là bản “Hoa Rụng Ven Sông”:
“Giờ đây trên sông hoa rụng tơi bời
giờ đây em ơi cơn mộng tan rồi
lòng anh tan hoang
thôi vỗ tình ơi
ngày như theo sông
bóng xế tàn rơi
Còn đâu em ơi còn đâu ánh trăng vàng
còn đâu ánh trăng vàng
mơ trên làn tóc rối
còn đâu em ơi còn đâu bước chân người
còn đâu bước chân người
mơ trên đường chiều rơi
Còn đâu đêm sang lá đổ rộn ràng
còn đâu sương tan trăng nội mơ màng
còn đâu em ngoan
tóc rối ngổn ngang
tuổi em đôi mươi
xuân mới vừa sang…”
Tôi nhận xét trong lịch sử âm nhạc Việt Nam thì nhạc Phạm Duy và tiếng hát Thái Thanh có sự liên hệ mật thiết, bất khả phân ly, vì nhiều bài ca của Phạm Duy được sáng tác ra chỉ để giọng ca TT đem lên đỉnh cao đúng vị trí của nó, và ngược lại nhạc Phạm Duy cũng đem tiếng hát TT vào sự đam mê, ngưỡng mộ, thần tượng cô nhiều hơn đối với hàng nhiều, thật nhiều người, trong đó có nhiều ca sĩ tập sự như Mỹ Trâm, Mỹ Xuân,… Nhiều bài viết đã nói nhiều về tương quan giữa nhạc Phạm Duy và tiếng hát Thái Thanh, và đó là tương quan hai chiều bổ sung lẫn nhau.
Qua nhiều bài hát từ các bài vừa nói trên hay Ngày Xưa Hoàng Thị, Tiễn Em, Dòng Sông Xanh, Nụ Tầm Xuân, Tìm Nhau, Giết Người Trong Mộng, Em Lễ Chùa Này, Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng,… hay Đừng Xa Nhau mà Mỹ Trâm nghe nhiều lần học kỹ thuật ca của TT:
“Đừng xa nhau! Đừng quên nhau!
Đừng rẽ khúc tình nghèo
Đừng chia nhau nỗi vui niềm đau.
Đừng buông mau! Đừng dứt áo!
Đừng thoát giấc mộng đầu,
Dù cho đêm có không bền lâu.
Đời phai mau, người ghen nhau,
Lòng vẫn cứ ngọt ngào,
Miệng ru nhau những ân tình sâu.
Đừng xôn xao, đừng khóc dấu,
Đừng oán trách phận bèo,
Vì sông xa vẫn trung thành theo…”
Tôi biết tôi có viết về giọng ca Thái Thanh, dù là ghi nhận lại hay quảng bá giọng ca này là độc đáo hay xuất chúng thì cũng bằng thừa, nhưng vì có vài người bạn thân khuyến khích tôi nên viết ra những cảm nghĩ của mình và bạn bè về giọng ca vàng Thái Thanh đã làm mưa, làm gió, tung hoành trong vườn ca âm nhạc Việt Nam trong bao năm qua. Tôi nẩy ra ý nghĩ đi gom góp ý kiến của các bạn, rồi đúc kết những ý nghĩ của họ lại trong một bài viết về người ca sĩ của sự mến mộ chung này của quần chúng. Phần kế tiếp tôi xin trích các emails được phúc đáp từ một số thân hữu trong giới thi, văn và nhạc để tìm hiểu xem giọng ca TT có kỷ niệm nào với họ hay họ nghĩ sao về giọng hát này. Nào, chúng ta hãy xem sự ghi nhận của các bạn qua những lời nhận xét sau đây:
Nhạc sĩ trẻ Nguyễn Thiện Doãn cung cấp cho tôi những lời tận đáy lòng của anh về tiếng ca của Thái Thanh:
“Vào thuở 18 tuổi khi vừa lớn, Thiện Doãn vẫn thích nhất bài Khi Tôi Về do Phạm Duy sáng tác và Thái Thanh trình bầy. Lời và nhạc, đối với Thiện Doãn, đã quá hay, nhưng nếu không có giọng hát của ca sĩ Thái Thanh thì chưa chắc đã làm NTD phải chú tâm mà ưa thích trong lúc cái tuổi đời mình chưa đủ để phải cưu mang và suy tư (Tam thập nhi lập, Tứ thập nhi viễn chi). Tuy lúc đó còn trong lứa tuổi mới lớn, yêu đương bồng bột, sá gì đến chuyện chiến chinh và thanh bình, nhưng không hiểu sao cứ mỗi lần nghe ca sĩ Thái Thanh cất lên với giọng trong veo, vút tầng mây để rồi giọng ca ấy lẽn vào tâm tư mình với nhiều hình tượng và mơ ước: “Khi tôi về, con chim bồ câu nằm trong tổ ấm khi dây thép gai đã hết rào quanh đồn phòng ngư. Và người lính đã trở về bờ ruộng nương đã một lần hoang phế và hôm nay anh cày đám ruộng xưa khi anh về đường đồng quê lối cũ. Con diều bay hồn nhiên, đùa bay trong chiều lộng gió thanh bình. Ôi, chốn quê nhà trên thảm cỏ xanh… Chắc chắn là mơ ước về một quê hương thanh bình, hiền hoà của miền quê mộc mạc, của quê hương đầy ắp tình tự và thâm thúy qua lời nhạc, tiếng ca được gói ghém trong bài “Khi Tôi Về. Con cò lại bay trên đồng ruộng xanh Tre già bảo nhau cúi đầu trầm ngâm Cùng mùi khói lam quen thuộc…”.
Đến những năm cuối thập niên 80’s thì lại được dịp nghe những bài Đạo Ca của nhạc sĩ Phạm Duy qua giọng hát tuyệt vời quen thuộc của nữ ca sĩ Thái Thanh. Giọng ca của ca sĩ Thái Thanh đã để lại trong tâm hồn Thiện Doãn một ấn tượng miên man, to lớn. Bên cạnh những dòng nhạc thanh thoát của nhạc sĩ Phạm Duy, những hòa âm điêu luyện của nhạc sĩ Duy Cường, lời thơ nỗi tiếng của thi sĩ Phạm Thiên Thư, tiếng hát thánh thót như chim sơn ca của ca sĩ Thái Thanh đã chuyên chở những vàng son về ý niệm của dòng nhạc và lời ca rót vào lòng người nghe mà trong đó có Thiện Doãn là một ví dụ điển hình. Tuy tuổi đời còn trẻ so với những bậc trưởng thượng, TD vẫn xin được ghi nhận nơi đây lòng kính phục và trân qúy đến với nữ ca sĩ Thái Thanh nói riêng, và các nhạc sĩ đóng góp nhạc cho ca sĩ Thái Thanh ca nói chung.”, Thiện Doãn, San José.
Với nhạc sĩ Phan Ni Tấn từ Canada, cho ý kiến của anh:
“Nói về giọng hát Thái Thanh, bắt tôi lựa ra một hay hai bài thì tôi e sẽ không đủ, nhưng đã hỏi thì tôi xin nêu ra nhé. Tôi xin chọn bài Đường Chiều Lá Rụng vì lời như thơ, được giọng ca thánh thót cất lên trong âm thanh âm nhạc tạo nên hình ảnh một không gian mênh mông, bao la của buổi chiều lá rụng. Khi tâm tư tôi đang định cư nơi nhiều rừng núi của Canada này mà hồn nghe thấy lá mùa thu rơi để dễ đồng cảm hơn những hình ảnh cô liêu, tàn tạ hay héo úa của cảnh chiều hoang phế…”, Phan Ni Tấn, Toronto.
Nhạc sĩ Phạm Anh Dũng cho biết anh thích nhiều bài hát qua giọng ca của Thái Thanh, một ví dụ điển hình là bài “Bà Mẹ Gio Linh”. PAD, Santa Maria.
Mẹ Gio Linh tượng trưng cho hằng triệu bà mẹ khác khắc khổ trong chiến tranh, hy sinh thân phận mình để nuôi con ra chiến trận, họ bám víu lấy quê hương tội nghiệp như thân phận chính mình, nhạc Phạm Duy qua sự diễn đạt như lời tâm sự rất tình tự của giọng ca Thái Thanh:
“Mẹ già cuốc đất trồng khoai
Nuôi con đánh giặc đêm ngày
Cho dù áo rách sờn vai
Cơm ăn bát vơi bát đầy
Hò ơi ơi ới hò! Hò ơi ơi ới hò!
Nhà thì nó đốt còn đây
Khuyên nhau báo thù phen này
Mẹ mừng con giết nhiều Tây
Ra công sới vun cầy cấy
Hò ơi ơi ới hò! Hò ơi ơi ới hò!
Con vui ra đi, sớm tối vác súng về
Mẹ già một con yêu nước có kém chi
Đêm nghe xa xa có tiếng súng lắng về
Mẹ nguyện cầu cho con sống rất say mê.
Mẹ già tưới nước trồng rau
Nghe tin xóm làng kêu gào
Quân thù đã bắt được con
Đem ra giữa chợ cắt đầu…”
Nhạc Sĩ Anh Vũ biên cho tôi đôi dòng nhận xét của anh như sau:
“Với tôi, ca sĩ Thái Thanh hát bài nào cũng tuyệt vời vì giọng hát của cô là cả sự điêu luyện và thiên phú. Điêu luyện ở chỗ cách chuyển tông (tone), luyến, láy, rung, ngân cơ hồ như những bất cứ nhạc cụ nào mà người nhạc công tài ba đang xữ dụng. Thái Thanh không những áp dụng lối ép hơi từ bụng, thanh quản trong kỷ thuật thanh nhạc, mà cô còn áp dụng cả một vùng trời nghệ thuật bằng cách đem cả trái tim, tâm hồn gởi gấm theo từng ý nghĩa âm ba nhịp điệu, cuờng độ trải rộng bát ngát hay sâu thăm thẳm trong khoảng không gian, thời gian cơ hồ yên tĩnh… Tôi vốn thích nhất là bài -Trường ca- Con đường cái quan.” Anh Vũ, Orange county.
Nhạc sĩ Trần Đại Phước cho dòng ghi nhận của anh về TT:
“Theo kinh nghiệm và cảm nhận riêng, tôi nghĩ Thái Thanh có một giọng hát cùng một cung cách hát vô cùng điêu luyện một cách cực kỳ sắc sảo, không có giọng nữ nào trong giới ca sĩ Việt Nam có thể vượt qua nổi.
Sự sắc sảo này không chỉ nằm trong âm sắc (timbre) mà còn ở trong việc diễn tả cao độ của âm thanh nữa. Sắc giọng của Thái Thanh bén nhọn, mạnh mẽ nên có tính cách xoáy sâu vào tâm tư của người nghe. Do đó, chỉ có giọng Thái Thanh mới có thể đi đôi với hai sắc giọng khác trong ban Thăng Long, một rất “rền” (Hoài Trung) và một rất “nhựa” (Hoài Bắc). Cũng có thể nói là tiếng hát Thái Thanh mang tính chất opera, nhưng do thiên phú chứ không phải do đào luyện nên nghe tự nhiên, dễ chịu. Tuy nhiên, tôi xin thêm rằng nghe Thái Thanh hình như cũng phải cần đến một “tâm lực” hùng hậu, vì có hơn một người quen đã nói với tôi rằng khi nghe Thái Thanh hát, họ cảm thấy “sợ”.
Cũng nhờ sắc sảo – chính xác và uyển chuyển – trên độ cao của nốt nhạc, Thái Thanh đã phần lớn có thể diễn tả vượt trên những ký âm thông thường của một ca khúc, đôi khi còn có thể tạo nên những “glissandi” mà cũng chỉ có Thái Thanh mới thể hiện được, ví dụ chữ “lướt” trong “Buồn Tàn Thu”. Người khó tính về chuyện hát thật sát với ký âm có thể không hài lòng, nhưng theo tôi, đó cũng là quyền diễn xuất của một ca sĩ trong việc đơn ca, mình chỉ nên nhận xét về hay hay dở, xuất sắc hay tầm thường, mà ở Thái Thanh, hầu như luôn luôn chỉ có xuất sắc.”, TĐP, Dallas.
Nhạc sĩ Hiếu Anh cho tôi ý nghĩ của anh khi nghe TT hát:
“Rất hân hạnh biết anh và lại được anh nhắc tới ca sĩ THÁI THANH, một ca sĩ có giọng ca thánh thót ngọt nào và truyền cảm, một giọng ca mà nhiều người đã phải nhìn nhận rằng: “GIỌNG CA VƯỢT THỜI GIAN và KHÔNG GIAN”. Những bản TÌNH CA của Phạm Duy mà THÁI THANH đã hát sau này ít có ai qua mặt được THÁI THANH như bài Đố Ai, NỤ TẦM XUÂN,… hay HỘI TRÙNG DƯƠNG của Phạm Đình Chương, và cả những tác phẩm của các nhạc sĩ khác như bài MÙA THU KHÔNG TRỞ LẠI của Phạm Trọng Cầu, mà THÁI THANH đã hát rất hay.
Tuy vậy, sở thích và trình độ thưởng thức của mỗi người mỗi khác… nhưng tựu trung hầu như đa số đều mến mộ giọng ca THÁI THANH như một GIỌNG CA VÀNG hiếm có.
Sau cùng, tôi có một kỷ niệm rất khó quên với giọng ca THÁI THANH là tôi đã rơi nước mắt khi nghe THÁITHANH ca bài BIỆT LY của DZOÃN MẪN trong cái đêm của ngày cuối cùng mà tôi phải biệt ly người vợ vừa cưới để ngày mai lên đường nhập ngũ vào trường Bộ Binh Thủ Đức… vì nó xảy ra đúng tâm trạng sắp tạm biệt gia đình và người vợ mới cưới.”, Hiếu Anh, Louisville, Kentucky.
Nhạc sĩ Hàn Sĩ Nguyên góp ý của anh như sau:
“Anh hỏi về ca sĩ Thái Thanh, Nguyên biết trả lời sao bây giờ? Thái Thanh nổi tiếng quá rồi. Thôi thì vắn tắt như thế này nhé :
Có nhiều yếu tố tác động, vun đắp, hình thành nên một nhân cách, một tâm hồn…
– Một là Ca dao VN
– Hai là Thơ Kiều của Nguyễn Du
– Ba là nhạc Phạm Duy đi đôi cùng tiếng hát Thái Thanh, mà Nguyên nghĩ hai thành phần này theo Nguyên là không thể tách rời nhau.
Chính Nguyên là một trong số những người chịu ảnh hưởng nặng nề của cả 3 yếu tố ấy, ngay từ tấm bé, cho đến bây giờ, mãi mãi về sau này. Vì vậy, tình cảm của Nguyên là “vô cùng biết ơn những người nghệ sĩ ấy”.
Nói riêng về Thái Thanh thì… bài nào cũng thích, nhưng nếu phải chọn thì Nguyên đặc biệt thích thì 2 bài:
1- “Ngày đó chúng mình”, gamme Re trưởng: là bản nhạc đầu tiên Nguyên tập chơi đàn năm 16 tuổi.
2- “Tình cầm”, đặc biệt thích khi mình… không còn trẻ nữa, vì nó quá tuyệt vời!”, Hàn Sĩ Nguyên.
Nhạc sĩ Trần Quốc Sỹ cho ý kiến của anh về Thái Thanh:
“Theo tôi, hai nhạc phẩm mà Thái Thanh đã làm rung động người nghe nhất là bài “Áo anh sứt chỉ đường tà” và bài “Kỷ vật cho em”. Có lẽ ít ca sĩ nào có thể trình bày hai nhạc phẩm này hay hơn Thái Thanh.
Nghe Thái Thanh trong bài “Áo anh sứt chỉ đường tà” và bài “Kỷ vật cho em”, thính giả có thể có cảm tưởng như mình đứng giữa những gì đang xảy ra của cuộc chiến buồn vơi…”, Trần Quốc Sỹ, Hungtington Beach, nam Cali.
Từ bên Úc châu, nữ nhạc sĩ Quách Nam Dung ghi những nhận xét về Thái Thanh như sau:
“Thái Thanh được coi là giọng ca hàng đầu của nền âm nhạc Việt Nam, giọng ca oanh vàng này đã chiếm một khoảng thời gian dài, nhất là từ thập niên 50’s đến giữa 70’s, trong không gian Việt Nam, đặc biệt là tại miền nam khi nhiều nhạc phẩm của nhạc sĩ Phạm Duy và nhiều nhạc sĩ khác được cô cất tiếng ca mình chuyên chở đến đám đông. Trong nhiều bài ca cô hát, QND thích nhất bài “Giết Người Trong Mộng” của Phạm Duy.”, Quách Nam Dung, Melbourne.
Nhạc sĩ Đỗ Duy Thụy đóng góp quan điểm của anh về giọng ca vàng Thái Thanh:
“Nói đến giọng ca Thái Thanh, phải nói đến nhạc Phạm Duy, cũng như Khánh Ly với nhạc Trịnh Công Sơn. Những bản nhạc rất hay lại càng truyền cảm hơn nên rất dễ thu hút tâm hồn người nghe, cộng thêm sắc thái độc đáo của giọng ca nên rất dễ trở thành huyền thoại.
Tôi đã rất yêu thích giọng hát của Thái Thanh nhưng nếu phải chọn bài hát nào hay nhất qua giọng hát của chị, thì hình như sự ưa thích đó đã đổi thay theo tâm trạng của tôi trong từng hoàn cảnh sống của mình. Nói như vậy, vì tôi còn nhớ cách đây đã lâu, ngày tôi cùng bao nhiêu thanh niên khác đã từ bỏ học đường theo tiếng gọi của non sông lên đuờng nhập ngũ vào thời điểm chiến tranh bộc phát mãnh liệt trong mùa hè đỏ lửa, để lại sau lưng cả một tuổi trẻ đầy mơ ước, rời xa những người thương yêu, và quên đi một tương lai nhiều hứa hẹn. Ngày đó, bước chân chiến đấu trên con đường vô định, tôi đã rất say mê những nhạc phẩm như “Trả Lại Em Yêu” và “Kỷ Vật Cho Em” của Phạm Duy. Và những nhạc phẩm này mà được nghe qua tiếng hát ray rứt cao vút của Thái Thanh thì tuyệt vời cho tâm trạng của tuổi trẻ lớn lên trong một quê hương đầy lầm than máu lửa.
Nhưng sau này, từ khi ra đi làm thân viễn xứ trưởng thành nơi đất lạ, nỗi nhớ quê hương có lẽ đã thay thế cho sự khổ đau của chiến tranh và những dằn vặt mất mát của tuổi trẻ, nên tâm trạng của tôi cũng đổi thay khác đi. Bây giờ, có những buổi trưa hè nóng bức chợt nghe văng vẳng tiếng hát cải lương vọng từ đài phát thanh Việt Ngữ, tôi bỗng có một cảm giác rất gần gũi, rất thân thương với văn hoá của đất mẹ. Một cảm giác như mình đã mất mát tuổi trẻ, lớn lên trong trống vắng, và bây giờ tìm lại được dĩ vãng của chính mình.
Vì vậy, tôi đã rất thích và xúc động mỗi khi nghe nhạc phẩm “Tiếng Nước Tôi” và phải với giọng hát Thái Thanh cao vút và ngân dài mới diễn tả trọn vẹn sự yêu thương một ngôn ngữ mà tôi đã dùng từ lúc chào đời.
Tôi không biết giải thích tại sao bây giờ tôi lại yêu thích giọng hát của chị Thái Thanh qua nhạc phẩm này như vậy. Có thể vì nợ áo cơm phải dùng ngoại ngữ mà tôi vẫn không hấp thụ hoàn toàn. Có thể về già nên nặng lòng hoài hương chăng? Có thể vì tôi hoạt động trong lãnh vực Việt Ngữ được nhìn thấy các em nhỏ đang cố gắng học tiếng mẹ đẻ. Có thể vì tiếng Việt tôi đã xử dụng để cảm thông tận cùng với ông bà cha mẹ, anh chị em, vợ con, bạn bè v.v… Có thể vì ngôn ngữ này tôi đã diễn tả hoàn hảo hơn ý nghĩ và tâm hồn tôi, thông hiểu hoàn hảo hơn nhưng bài viết, bài thơ, bài nhạc của người cùng quê hương, Có thể tiếng Việt đã thấm vào trong dòng máu của tôi lúc chào đời từ trên môi mẹ.
Vì lý do nào đó, tôi vẫn bâng khuâng cảm xúc mỗi khi nghe giọng hát của Thái Thanh cao vút: “Tôi yêu tiếng nước tôi… Từ khi mới ra đời à ơi…”, ĐDT, Houston.
Nhà thơ Bích Khuyên đưa ra cảm nghĩ của chị là:
“Tôi say mê giọng ca Thái Thanh từ khi mới lớn, bài hát thích nghe qua giọng ca Thái Thanh thì rất nhiều. Ví dụ bài Nửa Hồn Thương Đau, Ngậm Ngùi hay Giết Người Trong Mộng, tôi thấy lời ca vang cao vút của Thái Thanh tạo cho người nghe một nỗi buồn tê tái trong tâm hồn. Tôi nghĩ cái giá trị của giọng ca này sẽ vô cùng hiếm quý và sẽ đứng vững trong vườn hoa lịch sử âm nhạc Việt Nam.”, Bích Khuyên, Oklamoma city.
Nhà thơ Hồng Vũ Lan Nhi bày tỏ tâm tình về Thái Thanh và kỷ niệm của chị:
“Mỗi lần nghe đến “Tiếng Hát Vượt Thờì Gian” là tôi lại nghĩ liền đến Thái Thanh. Từ năm ngoái, tôi dã gặp chị Thái Thanh 2 lần, trong buổi họp mặt taị nhà anh chị bác sĩ Đỗ Xuân Giụ. Anh chị Đỗ Xuân Giụ có một tâm hồn rất văn nghệ, cho nên anh chị đã tổ chức ít ra là 2 lần trong năm, và quy tụ những thành phần cũng yêu văn nghệ như anh chị. Mỗi lần họp mặt như thế, cũng ước chừng một đám đông 60 người. Và lần naò cũng có chị Thái Thanh hát, và anh Nghiêm Phú Phi đàn. Tôi nhớ 2 lần gặp chị Thái Thanh, dáng ngươì cao cao, gầy gầy, và rất ít son phấn, có thể nói là chị trang điểm rất nhẹ, đến nỗi tôi có cảm tưởng chị không trang điểm Tôi ngồi bên chị và hỏi thăm xã giao. Chị nói chuyện cởi mở, và dễ thương. Chị ăn mặc giản dị, trẻ trung… Ăn uống xong, thì đến phần ca nhạc. Bao giờ thì cũng những ngươì bạn hát trước, có người ngâm thơ, và sau vài ba ngươì, thì Thái Thanh sẽ “bị” mời lên. Hình ảnh chị hôm nay, khác với những ngày xưa chỉ là khi hát, chị phải đeo kính trắng để đọc những lời. Còn lại thì không có chi thay đổi, cử chỉ nhún nhẩy, lốí hát vui tươi, hay buồn sầu cũng vẫn được thể hiện trên khuôn mặt của chị. Chị hát rất say sưa, và tôi nghe với hết cả tâm hồn. Đứng trước micro, chị tâm sự là chị thích hát nhạc Phạm Duy và Phạm Đình Chương, ngoài ra, chị cũng thích hát nhạc Trịnh Công Sơn, nhưng chưa nhiều. Tuy nhiên, chị hát rất nhiều của nhiều tác giả khác nhau. Nhìn Thái Thanh, ắt hẳn, ai cũng nhớ đến bài Tình Ca của Phạm Duy, mà tôi đã nghe từ năm 1952, khi còn ở Huế, và còn là nữ sinh Đồng Khánh, cuả lớp đệ Thất B3. Vào thời đó, Ban Hợp Ca Thăng Long cũng có ra Huế để hát một chương trình đặc biệt, và tôi tuy chỉ khoảng 12, 13 cũng được gia dình mua vé cho đi xem. Rồi những bài Hội Trùng Dương của Phạm Đình Chương, Dòng sông Hồng, Dòng sông Hương và Dòng sông Cửu Long… Tôi còn nhớ khi có chương trình nhạc phụ diễn ở các rạp ciné do anh Trần văn Trạch đề xướng, tôi vẫn nhớ Ban Thăng Long với bài Ngựa Phi Đường Xa… mà Hoài Trung đã hí giống ngựa hí như đúc. Và Thái Thanh trong bài Dòng Sông Xanh, tiếng hát cao vút, khiến người nghe cảm thấy rộn ràng, xao xuyến. Khi tôi nghe Thái Thanh hát bài Hương Xưa của Cung Tiến mà nhớ cả một trời xưa thơ mộng. Nếu kể ra những bài tôi thích thì sẽ nhiều lắm. Nguyên những loạt bài của Phạm Duy như Nghìn Trùng Xa Cách, Đừng Xa Nhau, Ngày Xưa Hoàng Thị, Phố Núi Cao… sẽ nhiều rồi, và tiếng hát Thái Thanh đước các đài radio mãi rả rích một ngày không biết bao nhiêu lần. Và bài Dìu Nhau của Phạm Duy có lẽ tôi chỉ nghe Thái Thanh hát mà thôi . Tuy nhiên, Thái Thanh còn làm tôi nhớ đến bài Tuôỉ 13 của Nguyên Sa và Ngô Thụy Miên. Tôi thích tiếng hát Thái Thanh trong baì Em Dến Thăm Anh Một Chiều Mưa của Tô Vũ, gợi trong tôi những ngày ở Huế mưa dầm dề, mưa Cả tuần không ngớt, và tôi di trong mưa, nghe qua radio nhà ai bài Em Dến Tham Anh Một Chiều Mưa… trong lứa tuổi 13 đó, mà cũng thấy buồn chi lạ. Nỗi buồn man mác… Thái Thanh sinh ra để làm loài chim sơn ca hay họa mi, chỉ cho người đời lời ca tiếng hát, và hát nhiều bài của nỗi nhớ không nguôi, mà bài nào cũng cho người nghe một tâm trạng khác nhau, hoặc buồn, hoặc vui… Nhắc đến Thái Thanh, tôi muốn nói nhiều đến giọng hát đặc sắc của chị. Giọng hát có lúc nhõng nhẽo như khi chị hát lúc tuổi 13, có lúc tha thiết day dứt như khi chị cất tiếng hát: “Em hỏi anh, em hỏi anh, bao giờ trở lại. Xin trả lời, xin trả lời, mai mốt anh về…”. Có lúc trữ tình, lãng man, như trong bài Hương Xưa: “Người ơi, một chiều nắng tơ vàng hiền hoà hồn có mơ xa… Người ơi, đường xa lắm con đường về làng, diù mấy thuyền đò… Còn đó, tiếng tre êm ru, còn đó bóng da hẹn hò, còn đó những đêm sao mờ hồn ta mênh mang nghe sáo vi vu…”. Tôi ngồi trong một góc, để nghe tiếng Thái Thanh đang vang lên trong căn phòng ấm cúng tại nhà anh chị Đỗ Xuân Giụ, mà lòng như bềnh bồng trôi về một thủa nào xa tít tắp, của một thời Huế xưa, một thời Sài Gòn trong dĩ vãng,… Nhất là thời của Trưng Vương, khi ở vào lứa tuổi đẹp nhất của những năm là học trò đệ Nhị, đệ Nhất ở trường Trưng Vương. Tiếng hát Thái Thanh đã gợi nhớ trong tôi bao nhiêu là kỷ niệm thật êm đềm, khiến nhiều khi nghe chị hát, mà ngỡ như nghe tiếng hát từ dĩ vãng vọng về, cuả những ngày xưa thân ái, để luyến tiếc thêm, và hoài niệm về những ngày xa xưa mà thôi.”, HVLN, Orange county.
Chị HVLN nhắc tôi bài “Tuổi 13”, tôi có kỷ niệm với bài nhạc này khi viết bài văn “Mùa Thu Cho Em”. Tôi kể cho anh Ngô Thụy Miên nghe, bài “Tuổi 13” là thơ của Nguyên Sa, nhạc của Ngô Thụy Miên, nhưng phải do Thái Thanh hát, vì chỉ có giọng ca này mới diễn tả trọn vẹn nét dấu yêu với một chút e ấp, một chút nũng nịu, một chút thơ ngây, và một chút nhõng nhẽo của lứa tuổi 13 thần tiên trong cái cảm giác của tôi khi mãi nghe đi nghe lại bài này, và chỉ có Thái Thanh hát “Tuổi 13” mới thật sự “phê” trong cái đam mê hay ý thích của tôi mà thôi.
Thi sĩ Nhược Thu cho tôi phần ý kiến của anh:
“Tôi nghe Thái Thanh ca “Năm năm tình lận đận”, tôi hiểu nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên nhiều hơn. Giọng ca Thái Thanh diễn tả bài hát thật rung động tim tôi. Dù những ngày ở sân trường đại học văn khoa, hay khi đi vào quân ngũ, rồi bị bắt đi “học tập”, bao bài tình ca do Thái Thanh hát vẫn mãi sống trong tôi. Cám ơn “Trả lại em yêu”, cám ơn “Hẹn hò”:
“Một người ngồi bên kia sông
im nghe nước chảy về đâu
Một người ngồi đây
trông hoa trôi theo nước chảy phương nào
Trời thì mưa rơi
mưa rơi không ngưng suối tuôn niềm đau
Người thì hẹn nhau sang sông
mong cho chóng tạnh mùa Ngâu…”,
Cám ơn “Tôi đi giữa hoàng hôn”, Cám ơn “Giã Từ Đêm Mưa”, Cám ơn “Biệt ly”,…, và cám ơn tiếng hát Thái Thanh sẽ còn mãi trong tôi.”, Nhược Thu, San Diego.
Nhạc sĩ Nguyễn Đăng Tuấn đưa ra cảm nghĩ của anh:
“Tiếng Hát Thái Thanh đã tung hoành ngang dọc trong suốt những thập niên sáu mươi và bảy mươi của thế kỷ hai mươi\. Hàng đầu\. Thái Thanh nổi tiếng với nhiều ca khúc khác nhau\. Từ nơi các người viết nhạc trước vào sau thời kỳ “toàn quốc kháng chiến”, hay trước và sau thời “tiền chiến”.
Giọng hát Thái Thanh được vang trong khắp các đài phát thanh Sài Gòn, và đài phát thanh Quân Đội tại miền nam Việt Nam tự do\. Và bị tắt tiếng sau ngày miền Nam rơi vào tay cộng sản. Để rồi ngậm ngùi “đâu rộn ràng giọng hát Thái Thanh”.
br> Tiếng hát Thái Thanh trải suốt. Từ những ca khúc đầy mơ mộng như Suối Mơ của Văn Cao, Con Thuyền Không Bến của Đặng Thế Phong, Ngọc Lan của Dương Thiệu Tước, Hoài Cảm của Cung Tiến, Suối Tóc của Văn Phụng, hay những ca khúc đượm tình quê hương như Đôi Mắt Người Sơn Tây của Phạm Đình Chương, Tình Quê Hương của Đan Thọ, Hòn Vọng Phu của Lê Thương, Tình Hoài Hương của Phạm Duy, hay ca khúc âm vang trời Âu như Paris Có Gì Lạ Không Em của Ngô Thụy Miên,v.v.
tiếp theo và hết
Đương nhiên tiếng hát Thái Thanh trải rộng cả trăm ca khúc khác nhau, nếu không nói là nghìn bài là con số có được\. Tiếng hát rộng, mỏng, uốn éo, và thích nét làm dáng của Thái Thanh khi ca trên sân khấu hoặc trên màn ảnh ti vi. Tôi nghe TT ca mà tâm tư xao xuyến khi gợi về quê hương như bài Tình Hoài hương. Hẳn Thái Thanh đã có riêng một số lượng thích giả đông đảo.”, NĐT, New Jersey.
Từ Sydney nhà thơ Tăng Đức Sơn cho nhận xét của anh:
“Thời gian thịnh hành của nhạc tiền chiến là những năm đầu của thập niên 60 trở đi. Gọi là nhạc tiền chiến vì giới sáng tác như những nhạc sĩ cũng như ca sĩ đa số thuộc lớp thế hệ của trước khi chấm dứt chiến tranh Việt Pháp và chia đôi đất nước năm 1954, hay trước cuộc nội chiến nam bắc. Cuộc di cư vĩ đại đưa số nhân tài từ bắc vào nam đã mang theo luôn cái “gia tài” Thái Thanh ấy nam tiến. Kể từ sau cuộc giao duyên nam- bắc 1954 đó âm nhạc miền nam khởi sắc, mà cái “gia tài” Thái Thanh là một giọng ca hiếm có ít ai phủ nhận nó.
Khi một người nổi tiếng, có danh vọng thì quần chúng có khuynh hướng bắt chước hay nhái theo, ví dụ như tại xứ Mỹ có truyền thống bắt chước bao nhiêu người giả bộ dạng Micheal Jackson, giả giọng, giả lối ca, tướng đi, áo quần, giả Elvis Presley, giả John Lennon, giả Ricky Martin hay thậm chí giả luôn cả ban nhạc bốn người trong ban nhạc ABBA v.v.… Tiếng hát hiếm có, trong sáng vượt thời gian, không gian từ tiền chiến cho đến 1975 của TT cũng không thoát ngoại lệ nầy. Một số ca sĩ địa phương nơi tôi ở hay nữ sinh trung học đều cố gắng luyện có một giọng cao vút trong trẻo như thế; có một dạo còn là đề tài tuyển lựa giọng ca gần giống TT nhất. Thí sinh cũng chỉ luyện hát những bản “ruột” cho giống TT nhất ca để phân biệt hơn thua giữa các ứng viên thi hát.
Với tôi bài “Nghìn Trùng Xa Cách” cho tôi nhiều kỷ niệm khi tôi vượt biên ra đi lênh đênh trên biển cả, khi con tàu vượt bao con sóng biển, trùng dương ra khơi nhìn quê hương bỏ lại hơn bao giờ hết giọng ca TT chất chứa nỗi bùi ngùi khi tôi ly hương:
“Trả hết cho người, cho người đi,
trả hết cho ai, ngày tháng êm trôi,
đường ta đi , trời đất yên vui,
rừng nắng ban mai, đường phố trăng soi,
trả hết cho người, cho người đi.
Trả hết cho ai,
trả những chua cay,
ngày chia tay, lặng lẽ mưa rơi,
một tiếng thương ôi, gữi đến cho người,
trả hết đôi môi giựơng cười…”
Một đặc điểm của giọng hát Thái Thanh ngân cao thánh thót, giọng ca opera thì cho dù vài bài nhạc người nghe không thích cho lắm, nhưng khi nghe TT ca thì bài nhạc trở thành quý phái, thanh cao mang âm hưởng giá trị nghệ thuật mà thính giả sẽ thích thú hơn khi thưởng thức.
Khoảng mấy tháng trước tôi nghe TT xuất hiện trong một buổi phỏng vấn ngắn trên một đài phát thanh Việt Ngữ ở Cali. Giờ thì Cô tuổi tác cao, hơi lãng tai và giọng nói khàn khàn. Ôi! cũng là định luật tự nhiên chung đó thôi. Mấy thập niên vang tiếng của ngôi sao Hồng Hà, thánh thót một thời ngày xưa vẫn còn sống mãi trong lòng mọi người, trong lòng tất cả người Việt Nam, trong lòng thính giả nghe được tiếng Việt Nam. Tiếng hát TT cất lên mở đầu trong các chương trình hội thảo về ngôn ngữ, giáo dục văn hóa hay trong các buổi truyền thanh, truyền hình ở nơi nào có mặt của người Việt qua bài ca muôn đời mến yêu “Tôi yêu tiếng nước tôi”. Chúng ta yêu tiếng Việt, và ngày nào chúng ta còn ấp ủ nói ngôn ngữ mẹ Việt Nam thì bài Tình Ca qua tiếng hát TT sẽ mãi mãi rung động tâm tư chúng ta:
“Tôi yêu tiếng nước tôi,
từ khi mới ra đời,
mẹ hiền ru những câu xa vời.
Tiếng nước tôi,
Bốn ngàn năm….”, Tăng Đức Sơn, Úc châu.
Nhận xét của Nhạc sĩ Hoàng Thy về Thái Thanh như sau:
“Người ta không ngạc nhiên khi nghe Thái Thanh ca bất cứ một nhạc phẩm nào trong quá khứ và nhạc phẩm được đó được xem là hay, tôi nghĩ chị chọn lựa bài và tập cho mình một phong thái riêng khi hát nó. Những ca khúc được chị ca đều vượt trội khi chị chuyên chở ý tưởng hay lời ca của bản nhạc. Thêm vào đó, cung cách trình diễn linh động như tôi còn nhớ khi xem chị trình bày các ca khúc Kỷ Vật Cho Em, Mùa Thu Chết hay Nghìn Trùng Xa Cách. Ngày nay quay về dĩ vãng cũ của Sài Gòn trước năm 75, hình ảnh hay giọng ca của chị là một kỷ niệm đẹp trong tôi.” Hoàng Thy, San Diego.
Nhạc sĩ trẻ Minh Luân cho những dòng kỷ niệm chân thành của anh về giọng ca Thái Thanh như sau:
“Nhắc đến nữ danh ca Thái Thanh thì chúng ta không thể nào không nhắc tới đại tác phẩm “Buồn Tàn Thu” của nhạc sĩ Văn Cao. Có lẽ tôi suy diễn hơi xa khi cho rằng nhạc sĩ Văn Cao sáng tác nhạc phẩm này chỉ dành riêng cho giọng hát Thái Thanh mà thôi. Quả thật là như vậy mỗi khi nghe Thái Thanh hát dạo câu đầu của bài “Buồn Tàn Thu” là hồn tôi rung cảm ngây ngất vì nó quá tuyệt vời… xin mời các bạn thưởng thức tại đây:
“Ai lướt đi ngoài sương gió
Không dừng chân đến em bẽ bàng
Ôi vừa thoáng nghe em
Mơ ngày bước chân chàng
Từ từ xa đường vắng
Đêm mùa thu chết
Nghe mùa đang rớt rơi theo lá vàng
Em ngồi đan áo
Lòng buồn vương vấn
Em thương nhớ chàng
Người ơi còn biết em nhớ mong
Tình xưa còn đó xa xôi lòng…”
Văn Cao viết lên lời tình tự, nhưng lời tự tình này lại được cất vang từ giọng hát điêu luyện về ngàn trùng âm vang vọng nhớ, về dĩ vãng buồn bã của mùa thu tàn lụi:
Tôi đã mở đi mở lại bài này cả trăm lần nghe mãi mà cũng không thấy chán… Giọng ca Thái Thanh, theo ý tôi, quả thật là tự cổ chí kim rất khó tìm. Ca sĩ Ngọc Hạ mặc dầu có một giọng ca có thể hát lại những đại tác phẩm của các bậc tiền bối, nhưng cũng không thể nào thay thế nổi vị trí của Thái Thanh trong bài “Buồn Tàn Thu”.”, Lê Minh Luân, San José.
Nhà thơ Ngọc Anh GL cho nhận xét của chị khi nghe giọng ca Thái Thanh:
“Có thể nói tiếng hát Thái Thanh đã làm say mê bao lớp người Việt Nam, đặc biệt là lớp người tha hương, sống viễn xứ, Thái Thanh làm say mê bao người trong những thập niên 40’s, 50’s, 60’s, 70’s, 80’s , 90’s và vẫn còn tiếp. Tôi thích nghe ca sĩ Thái Thanh hát chung với Ban hợp ca Thăng Long có Hoài Trung, Hoài Bắc như bài Xóm Đêm, Ngựa Phi Đường Xa, Giã Từ Đêm Mưa, hay Tiếng Đàn Tôi.”, NAGL, Los Angeles.
Nhà thơ Trang Điền Morita gửi tôi phần cảm nghĩ của anh:
“Thái Thanh được mệnh danh là “Tiếng hát vượt thời gian”, tôi nghĩ không ngoa từ khi chị tham gia phong trào Toàn quốc Kháng chiến đến khi chị ra hải ngoại, cho đến khi chọn lối sống ẩn dật, nhưng qua bao bài hát và giọng ca của chị vẫn được người đời nhắc nhở và hâm mộ. Tôi thích nhiều nhạc phẩm do chị ca, đan cử vài bài như: Ngậm ngùi, Mùa thu chết, Nửa hồn thương đau, Giết người trong mộng, Còn một chút gì để nhớ, Mùa thu Paris,… hãy nghe và nhớ mãi tiếng ca này.” Trang Morita, Northridge.
Từ vùng tây bắc Mỹ, nơi tuyết và mưa nhiều hơn nắng, nhà thơ Đạm Thủy góp ý:
“Cám ơn Việt Hải đã cho tôi cơ hội đóng góp vài nhận xét về tiếng hát Thái Thanh. Khi tham khảo ý tưởng của nhiều người về một giọng ca đã nổi tiếng “vượt thời gian” từ cả một thế hệ, chắc hẳn VH đã cảm thấy không thấy THỪA. Chính lý do đó mà Đạm Thủy không ngại đóng góp vài giọt nước trong một cái bể sẵn có, cái bể đập sóng ca ngợi một thiên tài.
Ngoài những kỹ thuật rất điêu luyện của giọng ca mà nhiều người đã mô tả, giọng ca của nàng trong trẻo nhưng không chua, mà thánh thót nhưng không vắt vẻo, rất xứng đáng để người ta ca tụng mãi mãi, ngày nào còn nghe được nàng ca, dù rằng qua CDs hay DVDs đi nữa. Tôi gọi ca sĩ Thái Thanh là “nàng” chỉ vì sự trân quý, âu yếm như trân châu mà thôi, dù rằng tuổi của “nàng” có thể làm cô, dì của tôi. Thực ra như thế cũng giống như sự thể người ta sẽ không gọi thiên tài Thái Thanh là “bà Thái Thanh” được, vì tiếng hát Thái Thanh vốn gần gũi với quần chúng, và nó sẽ sống mãi với quần chúng.
Về kỹ thuật, bản Buồn Tàn Thu của Văn Cao mà chúng ta được nghe Thái Thanh hát: Nàng bắt đầu chữ “Ai…” ngân dài một đỗi như treo lửng lơ cái thắc mắc người nào không rõ trong cơn gió mưa bên ngoài, xong rồi mới diễn tả động từ “lướt” một cách gợi hình. Cái hay là điểm độc đáo đó.
Sau năm 1975, người ta lăng xê ra một ca sĩ trẻ tên là Ánh Tuyết chuyên hát những bài mà Thái Thanh xưa đã hát như Thiên Thai, chẳng hạn. Tôi bèn mua vài cuốn băng nghe thử. Nhưng nghe kỹ kỹ thuật ca không thể bằng được. Mặc dù, tôi tự kiểm điểm lại cho chính mình chọn sự vô tư. Lúc đó tôi mới thấy rõ cái dấu mộc hay rỏ hơn thì là cái giá trị kỹ thuật khi ngân vang tiếng hát mà Thái Thanh đã ấn lên từng bài hát của nàng. Nàng hát rồi là bản đó của nàng. Thế thôi.
Xét cho cùng phải nhìn nhận là giọng hát Thái Thanh đã là một lằn ranh xác định mức tối hảo, để là một cái thước để đo lường nghệ thuật và định chẩn chân giá trị âm nhạc mà “yếu tố Thái Thanh” như một quy luật định phẩm.
Nếu nhạc Việt về thể loại tiền chiến còn được sáng tác và các ca sĩ trong tương lai khởi sự chọn hát, tôi nghĩ tiếng hát Thái Thanh là sự tham khảo rất lợi ích cho họ vậy.”, ĐT, Seattle.
Thi sĩ Nghiêm Xuân Cường góp phần nhận xét của anh:
“Thực ra có quá nhiều nhạc phẩm đã đóng góp cho tên tuổi Thái Thanh. Tôi yêu giọng ca Thái Thanh vì cái nông nàn của làn hơi cũng như của sự diễn tả. Theo tôi thì hai bài Tình Ca và Tình Hoài Hương của Phạm Duy thì không ai có thể hát hay hơn Thái Thanh. Khi chị Thái Thanh cất tiếng hát bài Tình Ca: “Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời người ơi. Mẹ hiền ru nhung câu xa vời. À à ơi tiếng ru muôn đời…” tôi nghe như có cái gì rưng rưng ở trong lòng và, muời lần như một, là nuớc mắt tràn lên mi.
Những cái lên xuống, ngắt câu, những chỗ diễn tả chua xót, ngọt ngào, buồn bã,v.v… mà chỉ có Thái Thanh mới làm được, và đem hết được ý của câu nhạc đi thẳng vào lòng nguời nghe. Thí dụ như khi nghe chị hát bài Thôi của Y Vân: “Thôi, em đừng khóc nữa mà làm gì. Kỷ niệm buồn ân tình cũ xa xôi, thôi, em đừng tiếc, em đừng tiếc. Đừng tiếc nữa mà làm gì. Kiếp này đành LỠ duyên rồi”. Chữ LỠ được phát âm láy và có một sự chua xót lẫn đắng cay mà phải nghe mới thấy được cái điêu luyện của giọng ca tuyệt vời này.
Cũng vậy ,trong Hội Trùng Dương của Phạm Đình Chương giọng của chị lúc nhanh, lúc chậm, lúc vui buồn, lúc lên xuống: “Ngày vui, tan đao binh. Mẹ bồng con sơ sinh. Chiều đầu xóm, hân hoan đón người trường chinh…” như những giòng sông của quê hương tuy đã xa, rất xa mà vẫn còn chẩy mãi trong lòng người tha hương…”, NXC, Michigan.
Nhạc sĩ Dương Viết Điền viết về Thái Thanh như sau:
“Tôi nghe tiếng hát của Thái Thanh qua hai bài hát chất chứa đầy tình tự quê hương, đó là các bài Tình Ca và Tình Hoài Hương, chị làm tôi nhớ nhà, nhớ dĩ vãng, nhớ cố hương thêm. Khi tôi di cư vào từ bắc vào miền trung, rồi miền trung vào miền nam, rồi những năm tháng dài tù đầy “cải tạo” tại miền bắc, rồi ly hương sang Mỹ, những lời ca của ca sĩ Thái Thanh qua hai bài hát bất hủ này của nhạc sĩ Phạm Duy mang hồn tôi trở về những kỷ niệm tình tự quê hương ngày xưa. Cám ơn giọng ca thiên phú của chị Thái Thanh và cám ơn Việt Hải cho tôi góp tiếng nói cùng các bạn hữu.”, Dương Viết Điền, Los Angeles.
Kế tiếp là cây bút mê âm nhạc, thích viết về âm nhạc Minh Thanh, cô cũng là người say mê giọng ca Thái Thanh:
“Giọng hát Thái Thanh đã được nhiều người yêu thích vì cô có nhiều bài hát lắm. Kể về các bài hát thì Thái Thanh không phải chỉ nổi tiếng với nhạc Phạm Duy mà còn rất nhiều bài hát của các nhạc sĩ khác, như bài hát của Nguyễn Ánh 9, Ngô Thụy Miên, Văn Cao, Hoàng Trọng, Dương Thiệu Tước, Phạm Đình Chương. Cũng có thể nói về Thái Thanh cho nét đặc biệt thích hợp tuyệt vời hơn là khi cô trình bày các bài sau 75, ví dụ như bài Rong Ca của Phạm Duy “Hẹn Em Năm 2000”:
“Hẹn em nhé, năm 2000 sẽ
Hai bên cửa hé, cho anh trở về
Từ ngày đi, theo cuộc tỉnh mê
Trăm năm nhỏ bé, trăm năm bộn bề…”
Bài Đêm Nhớ Trăng Sài Gòn (phổ thơ Du Tử Lê) nhạc Phạm Đình Chương, Bài Đêm Màu Hồng (trước 75), Suối Mơ, Dòng Sông Xanh, Hoài Cảm, Đôi Mắt Người Sơn Tây, rồi Quán Bên Đường (Phạm Duy phổ thơ Bình Nguyên Lộc), Thái Thanh diễn tả thật tuyệt vời.
Bài Em Lễ Chùa Này, Đưa em tìm Động Hoa Vàng (Phạm Duy, phổ thơ Phạm Thiên Thư),… và còn quá nhiều để kể ra đây.”, Minh Thanh, nam Cali.
Nhà thơ Lê Duyên Thùy Trang đóng góp ý của cô như sau:
“Nhạc do Thái Thanh ca đến với tôi vào những năm đẹp nhất của khuôn viên sân trường đại học trong cuối thập niên 60’s và đầu thập niên 70’s. Khi mà tôi tìm thấy nơi Thái Thanh một giọng ca đượm nét quyến luyến, rất trữ tình, tôi thích các bài tình ca do cô hát như: Trả lại em yêu, Áo lụa Hà Đông, Tuổi 13, Từ giọng hát em, Muà thu trong mắt em, Mùa thu không trở lại,…”, LD Thùy Trang, Boston.
Trong một buổi điện đàm thăm hỏi ca sĩ Mai Hương, tôi có hỏi chị với tư cách một người thưởng ngoạn nhạc Thái Thanh hát và cũng là người thân của cô Thái Thanh thì chị có nhận xét như thế nào về TT là một ca sĩ và TT là một người thân trong gia tộc. Chị Mai Hương cho biết là tiếng hát Thái Thanh điêu luyện về kỹ thuật, có nhiều kinh nghiệm về âm vực. Bên cạnh đó cô Thái Thanh là người mẹ tuyệt vời lo lắng cho các người con cô.
Tôi có dịp học một lớp với Lê Việt con trai thứ của cô TT tại đại học Cal State Northridge, sau này tôi được biết Việt học lấy đủ loại bằng cấp từ kỹ sư rồi chuyển sang ngành bác sĩ. Lê Việt là một thanh niên rất thông minh. Em trai út của Việt là Lê Đại tốt nghiệp ngành âm nhạc tại trường Cal State Long Beach, với minor ngành computer science. Lê Đại rất khá về lãnh vực web design. Cô TT theo sát và khuyến khích các con trên bước đường học vấn. Thiết nghĩ tiến triển nghề nghiệp và bổn phận gia đình thông thường là 2 yếu tố tương phản, lắm khi có cái này thì không có cái kia. Trong tuổi đời mừng sinh nhật cổ lai hy cô đã hoàn thành cả hai. Đây là điểm son về vai trò làm mẹ của cô Thái Thanh, song song bên hào quang âm nhạc của cô. Ngoài ra, Lê Việt còn có hai chị em là hai ca sĩ thành danh Ý Lan và Quỳnh Hương, thỉnh thoảng tôi nghe trên radio 2 cô tham dự vào các hoạt động từ thiện xã hội, cộng đồng.
Sau đây là đồi dòng cảm nghĩ của nhà thơ Sương Mai nuối tiếc về sự nghỉ hưu, sống ẩn dật của ca sĩ TT:
“Tiếng hát Thái Thanh là một tiếng hát tuyệt vời, Thái Thanh lại biết chọn bài hát. Những bài hát của Thái Thanh hát là những bài có tầm vóc và giá trị dài lâu về nhạc cũng như lời, khi Thái Thanh góp vào tiếng hát, làm cho bài hát bốc lên bay cao như cánh hạc, Thái thanh hát bằng cả tâm hồn và bằng sự rung động của trái tim chính mình, cho nên khi hát Thái Thanh đã để cho mình bay bổng theo điệu nhạc, ai nghe Thái Thanh hát mà không xao xuyến, không mê man, hay không đắm say nỗi lòng?
Sương Mai thích Thái Thanh hát bài “Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng” cuả nhạc sĩ Phạm Duy phổ từ thơ thi sĩ Phạm Thiên Thư và bài “Ngàn Thu Áo Tím” cuả nhạc sĩ Hoàng Trọng và Lưu Thị Vĩnh Phúc:
“Ngày xưa xa xôi em rất yêu màu tím
Ngày xưa xa xôi em sống trong trìu mến
Chiều xuống aó tím thường thướt tha
Bước trên đường gấm hoa…
Từ khi yêu anh anh bắt xa màu tím…”
Tiếc là đời người ngắn ngủi và chóng tàn, Thái Thanh theo luật tuần hoàn của vũ trụ, giờ đây đã về hưu ẩn dật, không còn đứng trên sân khấu trước chúng ta, để hát cho chúng ta nghe nữa.
Sắc đẹp, tiếng hát rồi cũng sẽ tàn lụn theo dòng thời gian, có chăng chỉ là những dư âm tiếng hát còn đọng lại cho ngàn sau…”, Sương Mai, Sacramento.
Ngoài ra tôi có dịp đọc nhiều bài báo sau năm 75 tại hải ngoại kể về giai đoạn giao mùa khi CS xâm chiếm miền nam, ca sĩ Thái Thanh tỏ thái độ bất hợp tác với chính quyền mới. Bài viết của tác giả Thụy Khuê đưa ra nhận xét lý thú:
“Ngay cả khi cô im tiếng 10 năm trong chế độ Cộng Sản (1975-1985) để bày tỏ thái độ chống đối một cách bất bạo động, tiếng hát Thái Thanh vẫn được yêu mến hàng đầu trong băng nhạc của nhiều gia đình người Việt xa xứ. Ngày nay cô đã ngưng hát, coi như “nghỉ hưu”, nhưng có thể nói số người thưởng ngoạn vẫn nhớ và thương giọng hát đó cũng vẫn rất đông đảo.
Thái Thanh thường trả lời những người mến mộ muốn nghe cô cất tiếng lại: “Khi nào có hội nghị Diên Hồng hay có đại nhạc hội hồi hương trong tự do (chắc còn lâu!), thì cụ Thái Thanh này, dù có phải chống gậy lụ khụ, cũng sẽ tự động ra sân khấu, không cần ai mời cũng vẫn lên tiếng hát mừng quê hương tôi, mừng người nước tôi”.”
Nhạc sĩ Minh Thao, Phạm Phú Minh hiện cư ngụ tại Bergen, Na Uy, kể lại chuyện cũ của buổi giao thời năm 75, thiết nghĩ bài viết của anh là nguồn tài liệu lịch sử nêu lên cái phong cách đáng kính của kẻ sĩ không ngã lòng, không a dua theo thời cuộc, không phục tòng sức mạnh trước những biến đổi đau thương của đất nước:
“Ca sĩ Thái Thanh đối với tôi là ca sĩ hàng đầu tại Việt Nam thời cô còn sinh hoạt ca hát. Cho nên bài hát mà cô đã trình bày xuất sắc thì nhiều vô kể, rất khó thống kê. Tuy nhiên, có những bài hát đến với người nghe trong hoàn cảnh đặc biệt thì nó hay vô cùng, không có gì so sánh được. Xin được kể anh Việt Hải nghe một câu chuyện, nếu anh cảm thấy được thì tuỳ nghi xử dụng cho bài viết của anh nhé:
Thời gian đầu giao mùa khi CS vào tiến chiếm miền nam, nếu tôi nhớ không lầm là vào tháng 8 năm 1975, CS chuẩn bị cho cuộc đổi tiền lần thứ nhất vào tháng 9 cùng năm, nên bọn chúng cho tập trung dân chúng lại để học tập chánh trị tại địa phương (không nêu ra đề tài đổi tiền, chúng chỉ nêu ra đề tài chánh quyền cải cách thống nhất đất nước, để chúng lót đường cho sự độc tài, hòng sang đoạt của cải của người dân về sau này).
Nhà cô Thái Thanh ở trên đường Lê Thánh Tôn, gần Trung Tâm Văn Hoá Pháp, cũng gần bệnh viện Grall (tức nhà thương Đồn Đất), thuộc phường Bến Nghé, quận Nhất Sài Gòn. Cho nên cô cũng “được” mời đi học tập chánh trị thuộc khu vực được tổ chức tại hội trường đại học Dược Khoa, trên đường Cường Để…
Nói là học tập chánh trị, nhưng CS cũng muốn khoe “cái văn hóa ưu việt” trước cái dân ngụy ở ngay trung tâm Sài Gòn. Cho nên chúng cho tổ chức buổi văn nghệ “tự phát” gần như thi đua giữa đám thanh niên địa phương chúng tôi với đám bộ đội lúc đó đóng tại building đối diện toà Đại Sứ Mỹ cũ. Và hôm đó bọn chúng bị bẽ bàng, sượng mặt. Tất cả cũng nhờ cô Thái Thanh… (và cũng từ đó về sau tôi không còn chứng kiến sự hợp tác văn nghệ theo cái kiểu… rất “bộ đội” và khích dân chúng “hồ hởi” cùng làm).
Câu chuyện thế nầy:
Phần thứ nhất do nhóm văn công bộ đội phụ trách, gồm các tiết mục đơn, hợp ca và cả độc tấu sáo, mandoline… Chúng cố lám ra vẻ chuyên nghiệp, người trình diễn nào cũng đánh tí phấn, tô tí son môi, dù chúng chỉ là đám đực rựa thuộc đơn vị bộ đội tại đó nên càng xem càng thấy ngô nghê và buồn cười.
Nhóm thanh niên địa phương chúng tôi thời đó còn máu tư sản nên con gái còn mặc áo dài, con trai áo trắng bỏ trong quần xanh hoặc đen. Nhưng vì mới mất nước, thấy bộ đội sắt máu quá nên không ai trang điễm gì hơn.
Rồi tình cờ có một người bạn nhận diện cô Thái Thanh đang là khán giả “bị mời” đang ngồi phía dưới. Chúng tôi đến nhờ cô giúp một tay. Và dù không nói ra, nhưng chúng tôi và cô ngầm hiểu phải “dạy” cho bọn ngố nầy một bài học để xem cái ưu việt nào hơn cái ưu việt nào. Dù không có sự chuẩn bị nào về chương trình và phần nhạc đệm chỉ có một cây guitar thùng, do một tay đàn còn… dưới mức tài tử mấy bực. Nhưng Cô Thái Thanh vẫn hăng hái nhận lời mở đầu phần thứ nhì (tức là phần của thanh niên địa phương chúng tôi). Cô lên tự giới thiệu hát bài Tình Ca của Phạm Duy là một tác giả bị cấm triệt để lúc đó. Trước bọn cán ngố cô bình tĩnh giới thiệu sẽ hát bài hát đầy tình tự yêu nước nhất mà cô biết và cô cất giọng…
“Tôi yêu tiếng nước tôi
Từ khi mới ra đời… người ơi…”
Giọng cô cao vút và trong vắt, mặc kệ cho dàn âm thanh “phường khóm”, mặc kệ tiếng đệm đàn vụng về… Cô dẫn dụ người nghe về một cõi thần thiên của quê hương, mới bị tan hàng có mấy tháng mà tưởng đâu đã xa nghìn trùng… Đám bộ đội ngồi sững sờ, cũng chết lặng theo vì bị cô thu phục, mê hoặc hoàn toàn…
“Tiếng nước tôi
Tiếng mẹ ru từ lúc nằm nôi…
Tiếng nước tôi…”
Khi cô hát có những đôi mắt xung quanh nhoà lệ, trong đó có đôi mắt của tôi trong nỗi xúc cảm vô biên… một kỷ niệm thật khó quên trong đời tôi vì hậu quả tâm lý ngược lại do vấn đề nhân tính và tình cảm thiêng liêng của con người đối với quê hương và văn hóa dân tộc. Thế là phe bộ đội thua to.
Từ trước tôi đã mê nghe cô hát… Và cho đến giờ tôi vẫn còn mê giọng hát của cô, nhất là trong bài “Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà” do nhạc sĩ Phạm Duy phổ từ bài thơ Màu Tím Hoa Sim của thi sĩ Hữu Loan. Nhưng đối với tôi cho đến tận giờ phút nầy của thế kỷ 21 bản TÌNH CA vẫn là bài hát hay nhất trong tâm hồn tôi, vì nó cho tôi kỷ niệm đáng nhớ từ cô Thái Thanh.
Có lẽ tôi không cần kể thêm những bài tôi vẫn hằng yêu mến khi nghe cô hát như Còn Chút Gì Để Nhớ, Hẹn Hò,… Hoặc ngay cả những bài Em Hiền Như Ma Sơ, Trả Lại Em Yêu,… mà tôi hằng ưa thích do ca sĩ Thái Thanh cất giọng lên và cuối cùng vẫn là ca sĩ hát những bài hát đó “tới” nhất, tuyệt vời nhất theo cái thính giác hay âm nhĩ của tôi. Bởi vì chỉ với một baì Tình Ca trong hoàn cảnh giao mùa đó đã đủ cho hình tượng cô sống mãi trong tâm hồn tôi rồi. Cô mãi mãi nêu lên tinh thần bất khuất của kẻ sĩ trong cơn đổi đời bi thãm của lịch sử Việt Nam nói chung, hay lịch sử âm nhạc Việt Nam nói riêng.
Thêm một chuyện bên lề nữa là khi “gian hàng cà phê” của cô mở ra ở vĩa hè đường Tự Do có một lần không biết vô tình hay cố ý bọn Công An tạo vở kịch bắt cướp đã xả súng AK bắn thẳng vô, khiến một cô gái bị thương (hình như đó là người giúp việc cho cô). Chúng tôi đến thăm cô tại nhà. Cô tiếp chúng tôi một cách niềm nở, hiền hoà, và chân tình như người hàng xóm với nhau. Cô đâu có biết là cô đang tiếp những người hết sức aí mộ cô như thần tượng, không những trong lãnh vực ca hát mà còn trong nhân cách sống của người nghệ sĩ trước bạo quyền.
Lần đó cô có giới thiệu với tôi em Quỳnh Dao (hay Quỳnh Giao ?) là con gái của cô, đang học piano tại phòng khách. Không biết cô đó bây giờ có tiếp tục theo đuổi nghệ thuật âm nhạc hay không mà tôi không được nghe nói tới.
Gởi anh Việt Hải bài viết theo ký ức đã trôi qua gần 30 năm. Nếu dùng được cho bài viết của anh thì tốt, nếu không thì xin anh giúp tôi forward lá thư nầy nầy đến cô Thái Thanh như cách tôi biểu lộ lòng ngưỡng mộ, tri ân chân thành nhất đối với cô vậy.”, Minh Thao, Phạm Phú Minh, Bergen, Na Uy.
Lời Kết:
Mỗi con người đều phải dính dáng hay liên hệ với ba yếu tố trong cuộc sống, đó là: Gia đình, Xã hội hay Cộng đồng chung quanh và Tổ quốc trên cao. Ngày xưa khi tôi học về cụ Nguyễn Đình Chiểu, tôi được thầy tôi dạy về tấm gương của cụ đồ nho phong bất khuất này. Khi chính quyền thực dân Pháp kêu gọi những thành phần thanh niên Việt ra làm tay sai cho chúng, cụ từ chối, mà chỉ chọn nếp sống ẩn dật làm thơ và dạy học. Khi các nghiã binh nổi dậy chống Pháp bị thực dân bắt đem đi xử tử, cụ viết Văn Tế Nghiã Sĩ Cần Giuộc khóc cho bản án của họ như một hình thức tri ân. Cụ cũng là nhà thơ nổi tiếng qua tác phẩm Lục Vân Tiên, cụ đào tạo rất nhiều thế hệ trẻ hành trang cho họ lòng yêu nước, trong đó có người con gái của cụ là nữ sĩ Sương Nguyệt Anh. Bà SNA hoạt động ngầm quyên tiền cho phong trào Đông Du gửi du học sinh Việt Nam ra xứ ngoài du học, bà còn xuất bản tờ Phụ Nữ Chung tranh đấu cho quyền phụ nữ dưới thời Pháp thuộc. Nói như vậy để thấy rằng cụ Nguyễn Đình Chiểu quý trọng việc rèn luyện, dạy dỗ thế hệ mai hậu, là một vị thi hào của xứ sở và là một kẻ sĩ yêu nước, thương nòi.
Tương tự như thế, người công dân Thái Thanh trong nhãn quan của tôi đã sống gương mẫu với cái bất khuất của kẻ sĩ trong giai đoạn khó khăn nhất của lịch sử miền nam năm 75, cô là một ca sĩ thượng hạng của nền âm nhạc Việt Nam và cô đã thành công nuôi dưỡng những người con trưởng thành đóng góp cho cộng đồng và cho xã hội vậy. Bài viết nầy do nhiều anh chị em thuộc thế hệ đi sau cô gom góp những suy tư về những đặc điểm được xem là di sản Thái Thanh để lại cho ngàn sau.
Việt Hải, Los Angeles.
* VH chân thành cám ơn các anh chị thân hữu đóng góp ý trong bài nay. Mùa tưởng niệm, 30-04-2004.
Link: : https://thanhthuy.me/…/thai-thanh-tieng-hat-tuyet-voi-viet…/
-----------------------------------------------------------------------------------
‘Tiếng Hát Vượt Thời Gian,’ danh ca Thái Thanh qua đời, hưởng thọ 86 tuổi:
https://www.nguoi-viet.com/…/tieng-hat-vuot-thoi-gian-danh…/
THÁI THANH - NHỮNG Tình Khúc Hải Ngoại Để Đời CỦA DANH CA "TIẾNG HÁT VƯỢT THỜI GIAN":
https://www.youtube.com/watch?v=01Z89fXdFYs