Hà Lan Phương (HLP): Thật hân hạnh được đại diện Câu lạc bộ thơ nhạc để hôm
nay có buổi nói chuyện tâm tình cùng nhạc sĩ Nguyễn Minh Châu (NMC).
Hà Lan Phương thay mặt ban điều hành CLB tỏ lời cảm ơn anh NMC đã dành thời
gian cho CLB để có được cuộc đàm thoại và hy vọng sẽ được nhiều khán thính giả
theo dõi cũng như biết thêm nhiều và nghe thêm nhiều những tác phẩm mà anh Nguyễn
Minh Châu đã cho ra đời.
HLP: Là một ca nhạc sĩ, Hà Lan Phương sáng tác nhiều, hát cũng nhiều, lang
thang trên net cũng nhiều và dĩ nhiên quen biết cũng rất nhiều mà đa số là chưa
từng diện kiến. HLP quen anh Nguyễn Minh Châu từ khi còn hay thường xuyên vào
trinhnu.net, có lẽ cũng đã trên 15 năm rồi phải không anh?
Dạ đúng vậy chị Hà Lan Phương, tôi tham gia Trinh Nữ từ những năm đầu thập
niên 2000 đến 2007 thì Trinh Nữ đóng cửa nên dọn qua Hát Hay Không Bằng Hay
Hát. Lúc đó cứ chực ai post thơ thì lấy đi phổ nhạc vui ghê. Sau này Trinh Nữ hoạt động lại nhưng có vẻ như mất đi hào hứng của lúc đầu. Web Hát hay cũng không thoát khỏi định luật
này . Bây giờ có lẽ Facebook là hào hứng nhất .
HLP: Theo HLP nhận xét về một số bài phỏng vấn thường hay tìm hiểu về quá
trình học nhạc, viết nhạc và nó có vẻ như một tìm hiểu xét nghiệm về xuất xứ
căn bản của nhạc sĩ. HLP nhận thấy điều này quả thực không cần thiết, anh có đồng
ý với HLP không? Đã viết nhạc và sáng tác nhạc tức là nhạc sĩ, có người cả đời
chỉ sáng tác 01 bài cũng là nhạc sĩ, thậm chí có nhiều nhạc sĩ không biết cả
solphe nhưng biết đánh đàn và biết hát ra lời và melody sau đó được nhạc sĩ
khác ký âm cũng được gọi là nhạc sĩ, như vậy cái danh từ nhạc sĩ cũng chả có gì
là cao sang hoặc quý giá để một số người nghĩ rằng họ khiêm tốn nên cứ bai bải
nói là: "Ồ tôi chỉ viết vớ vẩn chứ không phải là nhạc sĩ", mỗi người
một quan niệm, theo anh thì anh nghĩ thế nào với danh từ nhạc sĩ?
Tiếng Việt mình tuy phong phú nhưng
có lẽ chữ nhạc sĩ không được chính xác lắm. Nó bao gồm các chữ Composer, Song
Writer, Arranger, band mucisian hay OMB mucisian... khiến cho nhiều người hoặc
có ảo tưởng hoặc cảm thấy mặc cảm như những
trường họp chị kể. Danh xưng Nhạc sĩ theo tôi nên dùng cho các tên tuổi được đại
đa số quần chúng biết đến, được công nhận. Những người viết hoặc làm nhạc trong
phạm vi thân hữu thì chỉ nên gọi nhau bằng tên thấy thân mật hơn. Riêng tôi
cũng rất ngại khi bị hay được gọi là nhạc sĩ
vì tự thấy mình chưa xứng đáng với danh xưng.
Tôi đồng ý với chị là khi mình nghe nhạc của ai đó thì không cần phải tìm
hiểu quá trình học nhạc của họ. Điều cần biết là bài nhạc đó có đi vào lòng
mình hay lòng quần chúng không ☺
HLP: Vừa qua, HLP vào trang CLB nghe nhạc và nghe đi nghe lại nhiều lần tác
phẩm Hồ Như, lời Quỳnh Hương và được Quỳnh Lan Trình bầy, thật lòng mà nói, bài
này anh viết hay quá, có chút âm hưởng tiền chiến của Cung Tiến nhưng nghe
thích hơn nhất là những đoạn chuyển thứ đột ngột nghe thật thấm thía và cũng thật
sang trọng. Xin anh cho biết cơ duyên nào và cảm hứng nào đã khiến anh cho ra đời
tuyệt tác phẩm này?
Bài này là bài thứ hai tôi tìm ra melody
khi dạo phím ngẫu nhiên trên piano và sau đó tôi nhờ Quỳnh Hương viết lời
vì lúc đó tôi chưa biết sáng tác là gì. Khi giới thiệu ra thì được đón nhận khá
tốt nên cũng được khá nhiều bạn bè hát giúp.
Thân mời toàn thể thưởng thức Hồ Như:
HLP: Không riêng Hồ Như, HLP đã nghe rất nhiều những tác phẩm của anh và phải
công nhận một điều, anh viết nhạc thật đa dạng, ngoài ra một số tác phẩm anh thực
hiện phối âm lấy với Silicon band. Xin anh giới thiệu cho biết thành phần của
Siliconband và với siliconband anh đã hòa âm được bao nhiêu tác phẩm? Anh có nhận
làm phối âm cho những nhạc sĩ sáng tác khác không?
Siliconband thật ra không phải là một ban nhạc nào cả mà chỉ là một cách
tôi chơi chữ. Tôi sinh sống bằng nghề sản xuất silicon wafer cho ngành điện tử,
từ khi mới ra trường đi làm cho đến khi về hưu. Trong ngành có từ “the silicon
band gap” là khoảng cách giữa conduction band và valence band, tôi ví von
conduction band như là con đường của dân nhà nghề, valence band là con đường của
tài tử. Muốn đi từ tài tử ra nhà nghề phải vượt qua 1 khoảng cách khá to cần
nhiều energy tức là sự cố gắng thì cái chất silicon nó mới dẫn điện và mang đến
cho chúng ta nhiều tiện dụng điện tử ngày nay.
Tôi lại dùng electronic keyboard để đệm nhạc nên dĩ nhiên silicon band
bao gồm các nhạc công là transistors và các Integrated Circuits được chế tạo ra
từ chất silicon ☺
15 năm trước tôi thường đàn giùm các bạn sáng tác mà không có phương tiện tự
làm ra nhạc đệm mặc dù lúc đó tôi chưa biết hợp âm là gì và làm sao để làm một
bài hòa âm.
Từ khi có phong trào gởi về VN mướn làm thì tôi chú trọng vào việc phổ thơ
với các thi sĩ và tự làm nhạc đệm lấy, xong đi ăn mày tiếng hát của bạn bè. Tôi
thấy như vậy mới đã, mới chơi trọn vẹn, nên cố gắng tự học hòa âm. Ngày nay tôi
hiểu biết chút hơn về hòa âm nên nếu ai không chê thì tôi sẳn sàng làm giúp
trong tinh thần bè bạn vì nhận thấy mình có phước hơn ngươì chỉ biết sáng tác
melody phải lệ thuộc vào nhạc sĩ hòa âm. Cũng nhờ có thêm chút kiến thức này ,
tôi có thể sáng tác và hòa âm cùng một lúc để có thể có được những chuổi hợp âm
hay hơn.
HLP: Như đã kể ở phần trên anh là một
nhạc sĩ sáng tác rất đa dạng, khi nghe "vội vàng chi lá ơi" do anh
sáng tác, HLP cứ ngây ngất với tiếng đàn Piano và tiếng hát ngọt ngào đầy thuyết
phục. Xin anh cho biết Khảo Mai và Tuyết Dung ai là người đệm đàn và ai là người
hát, ai là người viết lời nhạc? Lại nữa xin anh cho biết cảm xúc khi viết bài
này, có phải những chiếc lá vàng vội vã lìa cành đã đưa đến một khái niệm của
thi nhân và nhạc sĩ cho kiếp nhân sinh ngắn ngủi?
Thưa chị, bài Vội Vàng chi Lá Ơi được
Tuyết Dung hát trong một buổi văn nghệ bỏ túi ở nhà một ngươì bạn do tôi đệm
đàn ngẫu hứng. Người viết lời nhạc là Khảo
Mai mà tôi có dịp quen biết trong một lần về Sài Gòn năm 2013. Việc cảm xúc có
lẽ phải hỏi Khảo Mai là người viết lời trước khi có nhạc. Tôi thì chỉ làm phận
sự dịch lời ra nhạc, nhưng tôi cũng nghĩ đó là lời tiếc nuối thời gian qua mau
.
Mời toàn thể thưởng thức: Vội Vàng chi lá ơi:
.
.
HLP: Thật đậm đà hương vị và lãng mạn với Sonate mùa xuân qua lời thơ mượt
mà trữ tình của nữ thi sĩ ướt át Tiểu Vũ Vi, Anh NMC cũng thật tài tình uốn nắn
cung nhạc để Sonate mùa xuân có âm hưởng như nhạc cổ điển tây phương, xin anh
cho biết có phải vì ảnh hưởng chữ Sonate mà bài nhạc đã được cho ra đời với đầy
ý nhạc Tây Phương? Cũng xin cảm ơn Thu Hương đã trình bầy thật tuyệt vời để mọi
người được thưởng thức.
Dạ đúng vậy chị, lúc đó Tiểu Vũ Vi viết một loạt bài Tango, Valse ... về
mùa Xuân và cuối cùng là bài Sonate Xuân. Theo cái tựa thì tôi làm ra nhạc
tango hay valse... Tôi không biết viết Sonate nên mượn một đoạn của Mozart làm intro cho ra vẻ, sau
đó là nhạc chỉ đi theo lời thôi ạ. Tôi cũng thích làm nhạc có âm hưởng cổ điển,
nếu chị nghe ra thì thật mừng, cũng phải nói nhờ thi sĩ chắc đã xếp chữ sẵn cho
nó có âm hưởng.
Mời mọi người thưởng thức Sonate mùa xuân.
HLP: Bây giờ HLP lại xin giới thiệu đến khán thính giả nét nhạc đầy âm hưởng
dân tộc của nhạc sĩ NMC qua tác phẩm: Nỗi buồn chim sáo sang sông, thơ Tiểu Vũ
Vi và có lẽ do Minh Nguyệt trình bầy. Nghe qua tác phẩm này, HLP cứ nghĩ anh là
người miền Nam vì nét nhạc đầy âm hưởng Nam bộ vậy xin anh cho khán thính giả
biết sinh quán để xác định sự suy đoán của HLP nhé. Cũng xin anh cho biết cảm
xúc khi phổ nhạc bài thơ này.
Dạ là ngưới nam rặt đó chị. Sinh ở Sài Gòn và dù đã sống ở SG được 19 năm
nhưng nhà không cho đi đâu nên tới gần 50t mới biết được quê mẹ ở Sài Ca Nả. Bài này cũng nằm trong loạt bài mà Tiểu Vũ Vi
muốn cho ra mỗi bài một âm hưởng. Còn một bài về quan họ và nhạc Huế nhưng tôi
bận nên chưa làm. Tôi cũng có từng thử
làm một bài quan họ :
Mời thưởng thức: Nỗi buồn chim sáo sang sông:
Mời thưởng thức: Nỗi buồn chim sáo sang sông:
Mời thưởng thức:
Gửi Lời Quan Họ Cho Nhau - Phương Viên - Tuyết Dung
HLP: Như giới thiệu phần trên, NMC là nhạc sĩ đa tài và đa dạng, nét nhạc của
anh muôn mầu sắc, và bây giờ HLP giới thiệu đến bạn đọc một sáng tác vui nhộn
qua thể điệu Chacha đầy thuyết phục "Xuân trong mắt em". Xin anh cho
biết khi viết bài này anh có đang nghĩ về đôi mắt ai không? đôi mắt quả thực ẩn
chứa đầy hấp lực để thi sĩ và nhạc sĩ viết thành những tác phẩm nghệ thuật như
Mắt biếc của Ngô Thụy Miên, như Những con mắt trần gian của Trịnh công Sơn,
ngoài ra bộ tiểu thuyết sáng giá Loan Mắt Nhung cũng rất lôi cuốn người đọc. Và
bây giờ Xuân trong mắt em dù thể điệu vui nhộn nhưng không kém phần lãng mạn
Dạ chắc phải có mới ra nhạc được ạ ☺
Mời thưởng thức Xuân trong mắt em:
HLP: Bây giờ thì Jazz nhé các bạn. "Hãy nói lời yêu qua ánh mắt"
thơ Phương Vy. Xin anh cho khán thính giả biết cơ duyên nào anh đã viết tác phẩm
này qua Jazz?, Xuân trong mắt em qua Chacha nhộn nhịp đã gây cảm hứng thêm để
anh nói lời yêu thương qua ánh mắt trong thể điệu bập bùng mờ ảo của jazz đầy
nét sáng tạo phải không? Hihihi
Dạ tại tôi thấy ai làm gì thì cũng muốn thử coi mình có làm được không. Làm
được rồi thì lại quay qua làm chuyện mới ☺ Thật ra thì cũng chỉ là âm hưởng chứ
người chơi nhạc jazz thật sự chắc mỉm cười khi nghe những bài này ☺
Mời thưởng thức: Hãy nói lời yêu qua ánh mắt:
Mời thưởng thức: Hãy nói lời yêu qua ánh mắt:
Mời các bạn nghe thêm một bài làm trong “cơn jazz” ấy :
Mặt Trời Đã Gọi – Thơ Quỳnh Hương
HLP: Ngoài những tác phẩm mà HLP yêu thích trên, anh còn những tác phẩm nào
ưng ý hơn muốn trình bầy cùng khán thính giả của Câu Lạc Bộ Thơ Nhạc không? anh
có thể tự do giới thiệu ở đây và gửi link Youtube hoặc MP3, HLP sẽ đăng sau mỗi
lời giới thiệu của anh nhé.
Tôi có lập ra những playlist ở youtube cho mõi thi sĩ mà tôi đã phổ thơ , xin mời chị và các bạn nghe thêm
ở đây nếu thấy thích
Làm nhạc với Khảo Mai
Làm nhạc với Tiểu Vũ Vi
Làm nhạc với Quỳnh Hương
Làm nhạc với Dương Phương Linh
HLP: Được biết anh sáng tác đã lâu, kể từ bao giờ anh có còn nhớ không? xin
anh cho biết tựa đề bài nhạc đầu tiên và cơ duyên sáng tác nếu anh còn nhớ?
Bài nhạc đầu tiên tôi làm là bài “ôi Chết Cha Tôi Rồi “ ☺ năm 2001, khong biết viết ký âm nên phải mượn
anh Mai Anh Tuấn viết ra và anh Trần Đại Phước viết hợp âm và được cô Mỹ Ngọc
viết ra lời. Bài Lẻ Loi rất được yêu chuộng, mời các bạn nghe
tiếng đàn Trang ThanhTruc :
http://www.hathaykhongbanghayhat.org/?from=%40 & q=node%2F1882
tiếng đàn và giọng hát Mộng Trang:
tiếng đàn và giọng hát Jazzy Dạ Lam:
Và mới đây để coi mình có biết viết lời không thì tôi đã tự đặt lời cho bài
này :
Hương Thu
HLP: Cũng xin anh cho biết trong quá trình anh đã thực hiện được bao nhêu
CDs
những chủ đề của CDs? Mỗi CD xin gửi link 02 Youtube cho 02 bài ưng ý nêu
có.
Tôi chủ trương không làm CD vì phổ biến qua youtube tiện lợi hơn nên chưa
bao gờ ra CD chị ạ.
HLP: Có câu nói khá buồn cười của kẻ vô ý thức nào đó là: "nếu tôi
ghét anh, tôi sẽ xúi anh thực hiện CD" Hihihi, anh nghĩ thế nào về câu nói
này? họ có ý là những người khờ dại mới bỏ tiền ra thực hiện CDs để rồi không
đi đến đâu, HLP cũng là một kẻ khờ dại nên đã thực hiện cả trên 10 chủ đề CDs Đạo
cũng có và đời cũng có. Quan niệm của HLP thì khác, nghệ thuật thật sự vô giá,
tâm huyết của mình bỏ ra về nghệ thuật còn nhiều hơn gấp bội so với một ít chi
phí thực hiện CDs có là bao.
Tôi nghĩ mỗi người có quan niệm riêng, có ý thích riêng, không thể ép ai
theo suy nghĩ của mình, cũng không nên bài bác hay châm biếm ý kiến người
khác. Người đó mà xúi tôi cả đời cũng
không thấy tôi làm, nhưng tôi không muốn bị ghét vì tôi đang học tập môn dễ thương với tất cả
mọi người ☺
HLP: Trong tương lai anh có dự tính cho ra đời thêm CD nào nữa không? nếu
có, chủ đề CD là gì? cung cấp hình ảnh nếu đã có.
Tôi nghĩ CD sẽ mai một trong ngày gần đây như Cassette lúc trước nên không
nghĩ đến ra CD, nếu có chắc ra USB key ☺
HLP: Âm nhạc biến chuyển theo thơi gian và thường hay chuyển hướng theo sự
ưa chuộng của người nghe, khoảng 5, 10 năm trước, nền âm nhạc trong nước có âm
hưởng Trung quốc và rất được ưa chuộng qua những trình diễn của Lam Trường, Đan
Trường vân vân, bây giờ thì lại có chiều hướng Hàn Quốc. Theo anh nền âm nhạc
Việt Nam sẽ đi về đâu khi thính vị của người thưởng thức luôn vọng ngoại và người
sáng tác thì luôn chiều theo thính vị để mong được nhiều người biết đến?
Âm nhạc trong nước có vẻ đi theo chiều hướng giúp vui thương mãi, bùng lên
rồi vụt tắt , lởi lẽ nghe xong chẳng nhớ được gì, tôi e sẽ không có những cây cổ
thụ như Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Hoàng
Trọng, Văn Phụng ....
HLP: Cuối cùng xin anh cho khán thính giả Câu lạc bộ thơ nhạc biết những dự
tính của anh về nghệ thuật trong tương lai và thay mặt Câu Lạc Bộ Thơ Nhạc,
thay mặt Guest của CLB HLP xin chân thành cảm ơn anh đả bỏ thời gian quý báu để
có buổi nói chuyện tâm tình này. HLP cũng không quên cảm ơn toàn thể khán thính
giả của CLB đã theo dõi. Các bạn nếu thích xin click vào comments để cho thêm cảm
nhận và ý kiến.
Dự tính của tôi cho tương lai là biết sáng tác nhạc-và-lời theo âm hưởng cổ
điển, và học thêm để biết hòa âm phối khí cho dàn nhạc giao hưởng. Giấc mơ này
quả thật khó vói tới cho một người bắt đầu học nhạc khi tuổi đã bắt đầu qua con
số năm trên hàng chục. Nhưng lúc nào còn có thể mang được niềm vui và sức khoẻ
cho các bạn , tôi nguyện sẽ cố gắng hết
mình. Xin cám ơn Hà Lan Phương và Câu Lạc Bộ Thơ Nhạc đã cho phép tôi bộc lộ một
chút về cái tôi đáng ghét ☺
Cám ơn Câu lạc bộ thơ nhạc rất nhiều, nhờ bài phỏng vấn của chị Hà Lan Phương mình mới được thưởng thức thêm nhiều bài hát hay của anh Nguyễn Minh Châu.
ReplyDeleteChúc cho câu lạc bộ thơ nhạc ngày càng thêm phong phú đa dạng.
Xin gởi lời chúc sức khỏe đến tất cả các anh chị. PMT
Cô Phan Mạnh Thu thân mến, đã biết cô trên trang FB, hôm nay cô lại ghé CLB TN và cho cảm nhận đẹp, xin thay mặt toàn thể thành viên CLB và anh Nguyễn Minh Châu cảm ơn cô và chúc sức khỏe cùng bình an đến gia đình cô.
Delete[img]http://tophinhanhdep.net/wp-content/uploads/2015/12/hoa-hong-vang-13.jpg[/img]
Nguyễn Hải (Admin)
Cám ơn anh Nguyễn Hải và chị Hà Lan Phương đã phổ biến gíup. Cám ơn chị Phạm Mạnh Thu đã nghe nhạc :)
ReplyDeleteNguyễn Minh Châu